CN: Phạm Thanh Hải; NTH: Đinh Thị Thanh Thuý; CS: Nguyễn Thị Trang
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề Giao tiếp là sự tiếp xúc qua lại giữa con người với con người, nhằm trao đổi thông tin đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần trong sinh hoạt hằng ngày; giao tiếp còn là nguyên nhân làm cho người bệnh hài lòng hoặc không hài lòng đến chất lượng chăm sóc, phục vụ tại các cơ sở y tế. Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng là cần thiết. Mục tiêu Khảo sát tỷ lệ điều dưỡng có kỹ năng giao tiếp tốt, tỷ lệ mức độ hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng chung của người bệnh về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên năm 2015. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang , với kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện ở 250 bệnh nhân điều trị nội trú từ 3 ngày trở lên, được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi về đặc điểm chung, bảng kiểm đánh giá kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng, mức độ hài lòng và các yếu tố liên quan đến sự hài lòng chung của người bệnh. Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả Tỷ lệ điều dưỡng có kỹ năng giao tiếp tốt là 66,4%; Tỷ lệ rất hài lòng là 9,2%, hài lòng là 35,6%, hơi hài lòng là 50,8%, không hài lòng là 3,2%, rất không hài lòng là 1,2%; tìm thấy có sự liên quan về yếu tố dân tộc với hài lòng chung ở đối tượng nghiên cứu với T test = -2,745, p<0,05. Kết luận Duy trì thực hiện tốt qui tắc giao tiếp ứng xử là việc làm cần thiết để cải thiện nâng cao uy tín đơn vị và luôn được quan tâm thường xuyên.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giao tiếp là một nghệ thuật, đặc biệt trong ngành y tế, giao tiếp là kỹ năng trao đổi tiếp xúc qua lại giữa các cá thể con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất - tinh thần của người bệnh; đối với điều dưỡng, giao tiếp giúp thu thập chia sẻ thông tin và mang lại hiệu quả thành công trong công tác; giao tiếp còn là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự hài lòng của con người trong xã hội cũng như người bệnh điều trị tại bệnh viện[4]. Hiện nay vấn đề giao tiếp của điều dưỡng vẫn chưa làm cho người bệnh hài lòng và là nguyên nhân của mọi phiền hà. Trong những năm gần đây Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên mặc dù đã có nhiều cố gắng tổ chức quán triêt và triển khai thực hiện chỉ thị số 03 của Bộ y tế về việc thực hiện quy tắc ứng xử trong ngành y tế, tình trạng phiền hà của người bệnh đối với cán bộ y tế đã có giảm đáng kể [3]. Tuy nhiên, thông qua các buổi sinh hoạt hội đồng người bệnh, phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người nhà người bệnh thì trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh hàng ngày vẫn còn những biểu hiện chưa tốt trong giao tiếp ứng xử giữa người bệnh và nhân viên y tế đặc biệt là đội ngủ điều dưỡng làm cho người bệnh cảm thấy chưa thật sự hài lòng về giao tiếp của nhân viên trong bệnh viện [8]. Do chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên năm 2015”.Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để tiếp tục thực hiện qui tắc giao tiếp ứng xử tại đơn vị đạt hiệu quả. Mục tiêu của đề tài là
- Khảo sát tỷ lệ điều dưỡng đạt kỹ năng giao tiếp tốt;
- Xác định tỷ lệ mức độ hài lòng và một số yếu tố liên quan với sự hài lòng chung của bệnh nhân điều trị nội trú về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên năm 2015.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 250 bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện huyện Tịnh Biên, An Giang . Áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Tất cả bệnh nhân bệnh nhân từ 18 tuổi nhập viện điều trị từ 3 ngày trở lên đều được chọn vào tham gia nghiên cứu. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn [12]. Nội dung nghiên cứu bao gồm đặc điểm chung; bảng kiểm đánh giá kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng gồm 12 tiêu chí, mỗi tiêu chí được đánh giá 5 mức theo mẫu phiếu khảo sát của Sở y tế An Giang [11] gồm có “luôn luôn”, “khá thường xuyên”, “Thỉnh thoảng”, “hiếm khi”, “chưa bao giờ”; đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh được tính theo thang điểm Liker gồm 5 mức độ và cùng tương ứng với số điểm “ Rất hài lòng = 5điểm”, “Hài lòng = 4điểm”, “Hơi hài lòng = 3điểm”, “không hài lòng = 2điểm”, “Rất không hài lòng =1điểm”. Nhập liệu, xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Tiến hành phân tích đa biến và phân tích mối liên quan sử dụng bằng phép kiểm định independent samples T Test và One-Way-Anova, khoảng tin cậy 95%, có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ( n = 250)
Đặc điểm | Tần số | Tỷ lệ (%) | |
Giới tính | Nam | 103 | 41,2 |
Nữ | 147 | 58,8 | |
Nhóm tuổi | Từ 18-29 tuổi | 42 | 16,8 |
Từ 30-49 tuổi | 85 | 34 | |
≥ 50 tuổi | 123 | 49,2 | |
Dân tộc | Kinh | 188 | 75,2 |
Khmer | 62 | 24,8 | |
Nghề nghiệp | Cán bộ viên chức | 22 | 8,8 |
Nông dân | 173 | 9,2 | |
Khác | 55 | 22 | |
Nhóm trình độ học vấn | Mù chữ + TH | 191 | 76,4 |
THCS | 43 | 17,2 | |
≥THPT+TC nghề, ĐH | 16 | 6,4 |
Đối tượng nghiên cứu có 147 nam chiếm 58.8%, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 50 tuổi trở lên 49.2%, trình độ học vấn; mù chữ và tiểu học chiếm tỷ lệ cao 76.4%, nghề nghiệp chủ yếu là nông dân 76.4%, dân tộc kinh 75.2%, Khmer 24.8%.
3.2 Đánh giá kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng
\Bảng 2. Đánh giá kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng ( n=250 )
Kỹ năng giao tiếp | Tần số | Tỷ lệ % |
Tốt | 166 | 66,4 |
Chưa tốt | 84 | 33,6 |
Tổng | 250 | 100 |
3.3 Mức độ hài lòng của bệnh nhân về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng
Bảng 3. Khảo sát sự hài lòng của người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng(n=250)
Giao tiếp của điều dưỡng | Thang điểm đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh | ||||
Rất hài lòng | Hài lòng | Hơi hài lòng | Không hài lòng | Rất không hài lòng | |
1. Chủ động tiếp đón người bệnh | 28 (11.2%) |
17 (6.8%) |
105 (42%) | 64 (25.6%) | 36 (14.4%) |
2. Lắng nghe ý liền của người bệnh | 26 (10.4%) |
19 (7.6%) |
3 (1.2%) |
119 (47.6%) | 83 (33.2%) |
3. Cư xử ân cần, nhã nhặn với người bệnh. | 25 (10.%) |
16 (6.4%) |
5 (2.%) |
51 (20.4%) | 153 (61.2%) |
4.Lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng, lịch sự với người bệnh. | 25 (10.%) |
15 (6.%) |
41 (16.4%) | 150 (6.%) | 19 (7.6%) |
5. Động viên an ủi người bệnh khi đau đớn | 17 (6.8%) |
21 (8.4%) |
18 (7.2%) |
33 (13.2%) | 161 (64.4%) |
6. Thái độ tôn trọng người bệnh. | 141 (56.4%) | 89 (35.6%) | 10 (4.%) |
7 (2.8%) |
3 (1.2%) |
7. Giải thích cho người bệnh trước khi làm thủ thuật. | 119 (47.6%) | 99 (39.6%) | 23 (9.2%) |
3 (1.2%) |
6 (2.4%) |
8. Không gây phiền hà cho người bệnh. | 115 (46.9%) | 106 (42.4%) | 21 (8.4%) |
5 (2%) |
3 (1.2%) |
9. Hướng dẫn cho người bệnh dùng thuốc rõ ràng, đầy đủ. | 118 (47.2%) |
95 (38%) |
26 (10.4%) |
6 (2.4%) |
5 (2%) |
10. Hướng dẫn cho người bệnh về chế độ ăn uống. | 97 (38.8%) |
102 (40.8%) | 30 (12%) |
13 (5.2%) | 8 (3.2%) |
11. Hướng dẫn cho người bệnh sử dụng thiết bị, dụng cụ cần thiết . | 108 (43.2%) | 100 (40%) | 29 (11.6%) | 5 (2%) |
8 (3.2%) |
12. ĐD giải thích chi phí thanh toán, thủ tục hành chánh cho người bệnh | 96 (38.4%) |
87 (34.8%) | 34 (13.6%) | 15 (6%) |
18 (7.2%) |
Mức độ | n | Tỷ lệ (%) |
Rất hài lòng | 23 | 9,2 |
Hài lòng | 89 | 35,6 |
Hơi hài lòng | 127 | 50,8 |
Không hài lòng | 8 | 3,2 |
Rất không hài lòng | 3 | 1,2 |
Tổng cộng | 250 | 100 |
Mức độ hài lòng của người bệnh về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng ở Bảng 4 cho thấy rất hài lòng đạt 9,2%, hài lòng là 35,5%, hơi hài lòng chiếm cao nhất là 50,8%, có 3,2% cho rằng không hài lòng và 1,2% là rất không hài lòng.
3.4 Khảo sát sự liên quan giữa đặc điểm chung với hài lòng chung ở đối tượng nghiên cứu .Bảng 5. Liên quan giữa đặc điểm chung với sự hài lòng chung ở người bệnh
Đặc điểm chung | Điểm trung bình hài lòng chung | T Test (KTC95%) |
p | |
Giới | Nam (103) | 3,43 | 0,094 (- 0,288 - 0,095) |
p = 0,329 |
Nữ (147) | 3,52 | |||
Dân tộc | Kinh (188) | 3,41 | -2,745 (-0,52 đến - 0,09) |
p = 0,007 |
Khmer (62) | 3,71 | |||
Nhóm tuổi | 18 – 29 (42) | 3,40 | F2= 0,802 (3,39 đến 3,58) |
p = 0,450 |
30 – 49 (85) | 3,56 | |||
≥ 50 tuổi (123) | 3,46 | |||
Nghề nghiệp | CBVC (22) | 3,55 | F1= 0,988 ( 3,39 đến 3,58) |
p = 0,321 |
Nông dân (173) | 3,51 | |||
Khác (55) | 3,38 | |||
Trình độ học vấn | Mù chữ, tiểu học (191) | 3,52 | F 2=2,527 (0,76 đến 0,05) |
p = 0,082 |
THCS (43) | 3,26 | |||
THPT,CĐ, ĐH (16) | 3,63 |
IV. BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Phần đông NB ở độ tuổi từ 50 tuổi trở lên (49,2%) ; đa số là nữ giới (58,8%). Nghề nghiệp hơn phân nữa làm lao động (69,2%); trình độ học vấn mù chữ và tiểu học chiếm khá cao (76,4%); THCS (17,2%), Đại học, cao đẳng (6,4%). Đa số là dân tộc kinh (75,2%), Khmer (24,8%), dân tộc khác thì không có.
4.2 Kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh.
Có 56.8% bệnh nhân đánh giá là luôn được điều dưỡng đón tiếp chu đáo,tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 70%[7] và có 1,2% bệnh nhân nhận xét thái độ đón tiếp của điều dưỡng còn thờ ơ, con số này không cao nhưng cho chúng ta thấy vẫn còn sự thờ ơ của nhân viên y tế đối với bệnh nhân.
Lắng nghe bệnh nhân: Ở đây điều dưỡng luôn thực hiện công tác này ở mức (48.8%), 42% khá thường xuyên lắng nghe, vẫn còn 2% điều dưỡng không lắng nghe ý kiến người bệnh. Đây là vấn đề cần hết sức chấn chỉnh vì đó là điều quan trọng quyết định đến sự thành công trong công tác chăm sóc người bệnh.
Thái độ cư xử ân cần nhã nhặn với người bệnh: Có 46% người bệnh đánh giá điều dưỡng luôn cư xử ân cần nhã nhặn, 40.4% bệnh nhân đánh giá là khá thường xuyên 1.2%bệnh nhân cho rằng điều dưỡng cư xử chưa nhã nhặn với người bệnh.
Điều dưỡng luôn có lời nói, cử chỉ, thái độ thân thiện (47,2%), Khá thường xuyên (37,6%) và (2%) điều dưỡng có lời nói cử chỉ chưa được dịu dàng thân thiện.
Điều dưỡng luôn thực hiện sự động viên an ủi cho người bệnh chỉ đạt 38,8% tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai là 78,4%[7], khá thường xuyên động viên an ủi chiếm tỷ lệ là 40%, tuy nhiên còn 4% người bệnh đánh giá là điều dưỡng chưa thực sự thấu hiểu được bệnh nhân, cần phải xem nỗi đau của bệnh nhân như chính nổi đau của mình hoặc người thân của mình thì điều dưỡng mới có thể chia sẽ với người bệnh được tốt hơn.
Dù người bệnh già hay trẻ, giàu hay nghèo, khó gần hay dễ gần, người điều dưỡng cũng phải hết sức tôn trọng người bệnh. Có 47,6% người bệnh đánh giá điều dưỡng luôn tôn trọng bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai là 83,3% [7] . Tỷ lệ khá thường xuyên tôn trọng chiếm 41,2%; còn 4% ý kiến cho rằng điều dưỡng không có thái độ tôn trọng người bệnh, người nhà người bệnh.
Việc giải thích và động viên người bệnh của Điều dưỡng trước khi làm các kỹ thuật, thủ thuật cho người bệnhchưa thật sự thỏa đáng theo nhu cầu người bệnh , điều dưỡng luôn giải thích cho bệnh nhân trước khi làm thủ thuật là 38,8%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai là 75% [7]. Khá thường xuyên giải thích là 35,6%. Người bệnh không được giải thích là 7,2%. Giải thích cho người bệnh biết những gì mình sắp làm cho họ, sẽ khiến họ yên tâm và hợp tác hơn, làm cho bệnh nhân hài lòng hơn góp phần thành công trong điều trị.
Đánh giá của người bệnh về sự tận tình, không có biểu hiện ban ơn, không gây phiền hà hay gợi ý tiền quà của điều dưỡng đạt là 48%. khá thường xuyên không gây phiền hà cho người bệnh là 40,8%, còn 1,2% gây phiền hà cho người bệnh.
Luôn hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh chiếm 43,2%, hướng dẫn khá thường xuyên 40,4% đây là con số đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn 2% người bệnh chưa được hướng dẫn sử dụng thuốc. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai là 96.7%[7]. Từ kết quả nghiên cứu này việc hướng dẫn sử dụng thuốc cần được quan tâm hơn để người bệnh được sử dụng thuốc hợp lý, hiệu quả và an toàn.
Có 40,4% bệnh nhân cho rằng điều dưỡng Khá thường xuyên hướng dẫn chế độ ăn uống khi nằm viện , có 35,2% cho là luôn được hướng dẫn, còn lại 3,2% chưa được điều dưỡng hướng dẫn chế độ ăn uống, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng là 95%. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh góp phần rất lớn đẩy lùi bệnh tật. Hướng dẫn sử dụng điện nước, nhà vệ sinh ít được điều dưỡng chú ý, chỉ hướng dẫn khi được người bệnh hỏi là 32,4% tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai chỉ có 5% là được hướng dẫn [7]. Luôn chủ động hướng dẫn chỉ đạt 31,6% và không hướng dẫn là 10,8%. Điều dưỡng nên chủ động hơn trong công tác này để bệnh nhân và thân nhân thuận tiện trong sinh hoạt.
Tỷ lệ điều dưỡng luôn giải thích chi phí thanh toán, thủ tục hành chánh cho người bệnh còn thấp 35,6%, giải thích khá thường xuyên 32%, không giải thích 8,8%.Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai là 75%[7].Tỷ lệ điều dưỡng đạt kỹ năng giao tiếp tốt trong nghiên cứu này là 66,4%, tỷ lệ này còn đạt thấp so với yêu cầu đặt ra, vì vậy cần phải duy trì thường xuyên triển khai thực hiện tốt qui tắc giao tiếp ứng xử cho cán bộ viên chức ngành y tế là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao, cải tiến chất lượng chăm sóc, phục vụ bệnh nhân của các bệnh viện là yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay.
4.3 Mức độ hài lòng về giao tiếp của điều dưỡng đối với người bệnh.
Mức độ hài lòng của người bệnh về kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng qua kết quả nghiên cứu có 9,2% là rất hài lòng, 35,6% là hài lòng, 50,8% là hơi hài lòng, 3,2% là không hài lòng và có 1,2% là rất không hài lòng; so với kết quả nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai [7] thì có 82% người bệnh hài lòng về thái độ giao tiếp của điều dưỡng, 5% chưa hài lòng và 13% người bệnh không có ý kiến .
Nghiên cứu mức độ hài lòng theo các nội dung đánh giá kỹ năng cho kết quả về sự chủ động tiếp đón, cư xử, lắng nghe, tôn trọng, động viên an ủi người bệnh thì người bệnh hài lòng ở mức 18%; tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 70%[7] , đón tiếp với thái độ bình thường là 26.7% và có 3.3% cho là điều dưỡng còn thờ ơ trong việc đón tiếp người bệnh. Tôn trọng người bệnh có tỷ lệ hài lòng là 92%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai chỉ đạt là 83.3%[7]. Giải thích cho người bệnh khi thực hiện thủ thuật thì sự hài lòng là 87,2% tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 75%[7]. Điều dưỡng không gây phiền hà cho người bệnh có tỷ lệ hài lòng là 89,3%.
Hài lòng về sự hướng dẫn cho người bệnh sử dụng thuốc rỏ ràng, đầy đủ là 85,2%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 96,7%[7]. Hài lòng sự hướng dẫn chế độ ăn uống cho người bệnh là 79,6% thấp hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 95%[7]. Hài lòng về hướng dẫn sử dụng thiết bị, dụng cụ trong phòng bệnh là 83,2% cao hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai là 5%[7]. Hài lòng về cách giải thích chi phí thanh toán, thủ tục hành chánh cho người bệnh là 73,2%.thấp hơn so với nghiên cứu của bệnh viện Đồng Nai chỉ đạt là 75%[7].
4.4 Sự liên quan giữa đặc điểm chung với sự hài lòng chung của người bệnh.
Khảo sát về sự liên quan giữa đặc điểm chung với sự hài lòng trong nghiên cứu này cho thấy nhóm người bệnh dân tộc Khmer có sự hài lòng cao hơn so với nhóm người Kinh, sự khác này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05; chưa tìm thấy sự liên quan giữa giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn với sự hài lòng chung của người bệnh với p>0,05.
Kết luận
Tỷ lệ Điều dưỡng đạt kỹ năng giao tiếp tốt là 66,4%. Tỷ lệ mức độ hài lòng ở bệnh nhân điều trị nội trú về kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng bao gồm rất hài lòng là 9,2%, hài lòng là 35,6%, hơi hài lòng là 50,8%, không hài lòng là 3,2%, rất không hài lòng là 1,2%. Tìm thấy có sự liên quan về yếu tố dân tộc với hài lòng chung ở bệnh nhân điều trị nội trú về kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng với p<0,05. Duy trì thực hiện tốt qui tắc giao tiếp ứng xử là việc làm cần thiết để cải thiện nâng cao uy tín đơn vị và luôn được quan tâm thường xuyên.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ y tế (2002), “Bài giảng Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản”, NXB y học Hà nội
2. Bộ y tế (2004),“ Tài liệu quản lý điều dưỡng”, Nhà xuất bản y học Hà Nội
3. Bộ y tế Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008,” Về việc ban hành
Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế”.
4. Chu Văn Long (2010), “Thực trạng giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế đối với
người bệnh và gia đình người bệnh tại bệnh viện Việt Đức.
5. Đỗ Mạnh Hùng “Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực hành y đức của điều
dưỡng viên tại bệnh viện nhi Trung ương và kết quả một số biện pháp can thiệp”.
6. Hà Thị Soạn và cộng sự, “ Đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà
người bệnh đối với công tác khám chữa bệnh tại một số bệnh viện tỉnh Phú Thọ
năm 2006,2007”
7. Khảo sát, đánh giá kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng tại khoa Ngoại bệnh viện
Đồng Nai năm 2014
8. Nguyễn Thị Ly và cộng sự, “ Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội
trú tại các bệnh viện tỉnh Hải Dương năm 2007”.
9. Nguyễn Việt Thắng (2003) “ Đội ngũ y tá – Điều dưỡng Hà Tĩnh thực trạng và
giải pháp”.
10. Phạm Thị Nhuyên Trường kỹ thuật y tế Hải Dương, “ Khảo sát sự hài lòng của
người nhà bệnh nhân đối với giao tiếp của điều dưỡng viên tại bệnh viện tâm
thần trung ương 1”
11. Sở y tế An Giang (2014),” Phiếu khảo sát đánh giá chất lượng chăm sóc phục
vụ bệnh nhân điều trị nội trú”.
12. Trường đại học y Hà nội (2005),”Phương pháp nghiên cứu điều dưỡng”, Nhà
xuất bản y học Hà nội.
Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương
Nguồn tin: benhvientinhbien.vn