Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Khảo Sát Kiến Thức, Thực Hành Về Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Của Các Bà Mẹ Có Con Dưới 5 Tuổi Đang Điều Trị Tại Khoa Nhi BVĐK Huyện Tịnh Biên Năm 2015

Chủ nhiệm đề tài: Tạ Thị Lạc; Cộng sự: Trịnh Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Vẹn
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng, thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên. Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng nuôi con bằng sửa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 384 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên từ 01/05/2015 đến 31/9/2015. Dữ liệu được thu thập từ các bà mẹ thông qua bảng câu hỏi về các yếu tố dân số xã hội, kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ.
Kết quả: Kiến thức chung đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi chiếm 49,7%. Thực hành chung đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi chiếm 55,5%. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với chỉ số     P = 0.00
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp tự nhiên mang lại lợi ích về kinh tế, hiệu quả bảo vệ sức khỏe bà mẹ và bé. Sữa mẹ chứa hàng trăm thành phần dinh dưỡng và các yếu tố bảo vệ giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể của bé. Đặc biệt, sữa non là dòng sữa đầu tiên do bầu vú tiết ra rất giàu năng lượng, vì vậy ngay trong giờ đầu sau sanh cần cho bé bú mẹ. Những năm trước đây các nhà nghiên cứu đã biết sữa mẹ cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé, hạ thấp tỷ lệ: Tiêu chảy, phát ban, dị ứng thức ăn và nhiều vấn đề Y Khoa nữa, khi so sánh với những bé được nuôi bằng sữa nhân tạo. Bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ giúp phát triển mối quan hệ gần gủi yêu thương, gắn bó tình cảm mẹ con. Ngoài ra việc nuôi con bằng sữa mẹ rất kinh tế vì có thể tiết kiệm cho nhà nước hàng triệu USD vào việc sản xuất, vận chuyển phân phối các sản phẩm, thực phẩm đắt đỏ dùng để chữa trị, phục hồi cho các trẻ em bị suy dinh dưỡng. Mặc dù lợi ích như vậy, hầu hết các bà mẹ ở Việt Nam chưa thực hiện tốt cho bé bú đúng phương pháp. Theo UNICEF ước tính 1.3 triệu trẻ chết hàng năm bởi không được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong vòng sáu tháng đầu mà bị nuôi bằng các thức ăn, đồ uống khác.
          Theo báo cáo hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng của Trung tâm y tế dự phòng Huyện Tịnh Biên năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 12,98%, trong đó số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 tuổi là 32.740 người, trẻ ≤ 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn là 75,7%, số trẻ < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ( cân nặng/tuổi) là 13,7%.
Theo nghiên cứu của Bác sĩ Tạ Thị Lạc năm 2014 “ Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ 1- 60 tháng nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên” ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì tỉ lệ bị tiêu chảy là 22,7%, trẻ bú bình tỉ lệ tiêu chảy là 75%, trẻ ăn hổn hợp bị tiêu chảy là 44,45% kết quả này đã cho thấy tầm quan trọng của nuôi con bằng sửa mẹ.
Từ những yếu tố trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi đanđiều trị tại khoa Nhi năm 2015 nhằm tìm hiểu kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ, qua đó cung cấp những thông tin cần thiết giúp các bà mẹ hiểu tầm quan trọng của sữa mẹ và cho con bú đúng cách để hạn chế trẻ bị suy dinh dưỡng và các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp,….
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
1.1  Tiêu chuẩn chọn mẫu:
Tất cả bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015
1.2  Tiêu chuẩn loại trừ:
- Các Bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Các Bà mẹ câm, điếc, có địa chỉ ở Campuchia.
1.3 Cở mẫu:
   n = 384  trường hợp     
1.4 Phương pháp chọn mẫu:
Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra thu thập số liệu dựa vào các câu hỏi ở phiếu điều tra đính kèm sau đề tài.
2.1. Thiết kế nghiên cứu: 
Phương pháp mô tả cắt ngang
2.2. Cách tiến hành:
Phỏng vấn điều tra theo mẫu có sẳn
- Phỏng vấn trực tiếp kết hợp với truyền thông giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ và người nhà.
- Công cụ thu thập số liệu gồm:
+ Bảng thu thập dữ kiện được xây dựng sẳn
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
* Đặc điểm chung:
Bảng 3.1 Sự phân bố theo độ tuổi:
Tuổi n %
< 20 tuổi 13 3,4
20 – 40 tuổi 363 94,5
> 40 tuổi 8 2,1
Tổng 384 100
Nhận xét:
Nhóm bà mẹ có độ tuổi < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 3,4%, từ 20- 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 94,5%, độ tuổi > 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,1%.
Bảng 3.2 Dân tộc:
Dân tộc n %
Kinh 213 55,5
Khmer 171 44,5
Tổng 384 100
Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ dân tộc kinh và khơme chiếm tỷ lệ tương đương là 55,5% và 44,5%.
3.3 Trình độ văn hoá:
Trình độ n %
Mù chử -  cấp I 148 38,5
Cấp II - cấp III 212 55,2
Cao đẳng-Đại học 24 6,2
Tổng 384 100
Nhận xét: Các bà mẹ có trình độ cấp II- cấp III chiếm tỷ lệ cao nhất 55,2%, và thấp nhất là cao đẳng và đại học chiếm tỷ lệ 6,2%.


3.4 Điều kiện kinh tế:
kinh tế n %
Nghèo- Cận nghèo 60 15,6
Không nghèo 324 84,4
Tổng 384 100
Nhận xét: Bà mẹ thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ 15,6%, không nghèo chiếm tỷ lệ 84,4%.
* Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ:
3.5. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Hiểu biết n %
Lợi ích cho mẹ và bé,
lợi ích kinh tế
238 62
Khác 120 31,2
Không biết 26 6,8
Tổng 384 100
Nhận xét: Các bà mẹ biết nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho mẹ và bé và lợi ích về kinh tế tỷ lệ 62%
3.6 Những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo
Hiểu biết n %
Tốn kém hơn sữa mẹ, mất thời gian, gây tiêu chảy, khó hấp thu 253 65,9
Khác 24 6,2
Không biết 107 27,9
Tổng 384 100
Nhận xét: Đa số các bà mẹ biết được một số bất lợi cơ bản của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo chiếm tỷ lệ 65,9%.
3.7 Về thời gian cai sữa tốt nhất
Thời gian n %
> 18 – 24 tháng 229 59,6
Khác 135 35,2
Không biết 20 5,2
Tổng 384 100
Nhận xét: Các bà bẹ đa số cho bé bú mẹ từ  > 18 đến 24 tháng
3.8 Cách làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ
Duy trì và tăng
nguồn sữa mẹ
n %
Ăn uống đầy đủ, mẹ ngủ đủ giấc, tránh lo âu, cho bé bú theo nhu cầu. 300 78,1
Khác 21 5,5
Không biết 63 16,4
Tổng 384 100
Nhận xét: Có 78,1% các bà bẹ biết cách ăn uống nghỉ ngơi làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ, trong đó có 16,4% không biết .
3.9 Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của sữa non
Nhận biết lợi ích
của sữa non
n %
367 95,6
Không 17 4,4
Tổng 384 100
Nhận xét:
Có 95,6% các bà mẹ biết lợi ích của sữa non
3.10. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh
Thời gian cho trẻ
bú mẹ sau sinh
n %
30-60 phút 283 73,7
Khác 85 22,1
Không biết 16 4,2
Tổng 384 100
Nhận xét: Các bà mẹ biết cho trẻ bú mẹ sau sinh từ 30-60 phút chiếm tỷ lệ khá cao 73,7%
3.11. Chế độ ăn và lao động trong thời gian cho con bú
Chế độ ăn và lao động n %
Chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý 216 56,2
Chế độ ăn và lao
động bình thường
168 43,8
Tổng 384 100
Nhận xét:
Có 56,2% các bà mẹ biết chế độ ăn uống và lao động thời gian cho con bú, vẫn còn 43,8% các bà mẹ chưa biết và cần sự tư vấn giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế.
3.12. Bảng thu thập kiến thức chung đúng
Kiến thức n Tỷ lệ (%)
Đúng 191 49,7
Không đúng 193 50,3
Tổng 384 100
Nhận xét: Các bà mẹ có kiến thức chung đúng chiếm tỷ lệ 49,7%, có kiến thức chung không đúng là 50,3%

* Thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ 
3.13 Thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh
Thời gian n %
30-60 phút 271 70,6
Khác 102 26,6
Không biết 11 2,9
Tổng 384 100
Nhận xét: Qua nghiên cứu có 70,6% các bà mẹ cho trẻ bú 30-60 phút sau khi sinh, khác là 26,6%, không biết là 2,9%.

3.14 Số lần cho trẻ bú trong ngày
Số lần n %
Bú theo nhu cần của trẻ 371 96,6
Khác 10 2,6
Không biết 3 0,8
Tổng 384 100
Nhận xét: Hầu hết các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu chiếm tỷ lệ 96,6%.
3.15 Vệ sinh vú khi cho trẻ bú
Số lần n %
278 72,4
Không 106 27,6
Tổng 384 100
Nhận xét: Đa số các bà mẹ có vệ sinh vú khi cho trẻ bú chiếm tỷ lệ 72,4%, Còn 27,6% không vệ sinh vú cho trẻ bú
3.16. Phương pháp cho trẻ bú đúng
Phương pháp n %
Bú hết bên này rồi bú vú bên kia 365 95,1
Khác 19 4,9
Tổng 384 100
Nhận xét: 95,1% các bà mẹ biết cách cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới sang vú bên kia.
3.17 Nặn hết sữa sau khi cho trẻ bú
Phương pháp n %
97 25,3
Không 287 74,7
Tổng 384 100
Nhận xét: Có 25,3% các bà mẹ nặn hết sữa còn lại sau khi cho trẻ bú, và tỷ lệ khá cao không nặn sữa sau khi cho trẻ bú vì sợ đau và không biết là 74,7%

3.18. Thời gian  cho bé bú 
Thời gian n %
Theo giờ nhất định 7 1,8
Nhu cầu 367 95,6
Khác 10 2,6
Tổng 384 100
Nhận xét:
Các bà mẹ cho con bú theo nhu cầu chiếm tỷ lệ rất cao 95,6%
3.19. Bảng thu thập thực hành đúng
Thực hành n Tỷ lệ (%)
Đúng 213 55,5
Không đúng 171 44,5
Tổng 384 100
3.20 Mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng của các bà mẹ.

Mối liên quan
Thực hành Tổng P
Đúng Không đúng
Kiến thức Đúng 159
74,6%
32
18,7%
191
49,7%
0.00
Không đúng 54
25,4%
139
81,3%
193
50,3%
0.00
Tổng 231
100%
171
100%
384
100%
IV. BÀN LUẬN
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
- Nhóm bà mẹ có độ tuổi < 20 tuổi chiếm tỷ lệ 3,4%, từ 20- 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 94,5%, độ tuổi > 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,1%. Phù hợp với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
- Tỷ lệ bà mẹ dân tộc kinh và khơme chiếm tỷ lệ tương đương là 55,5% và 44,5%.
- Các bà mẹ có trình độ mù chữ - cấp I chiếm tỷ lệ 38,5%, cấp II- cấp III  55,2%, và cao đẳng và đại học là  6,2%.
- Bà mẹ thuộc hộ nghèo chiếm tỷ lệ 15,6%, không nghèo chiếm tỷ lệ 84,4%.
* Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ:
- Các bà mẹ biết nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho mẹ và bé và lợi ích về kinh tế tỷ lệ 62%, cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 26%.
- Các bà mẹ biết những bất lợi khi cho trẻ bú sữa nhân tạo chiếm tỷ lệ 65,9%, không biết những bất lợi là 27,9% cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) tỷ lệ không biết là 10%. Điều này theo ý kiến các bà mẹ nuôi con bằng sữa nhân tạo tốn kém hơn sữa mẹ, mất thời gian, khó pha chế, nhưng do phải đi làm việc ở xa nên cho bé bú sửa nhân tạo.
- Đa số các bà mẹ biết thời gian cai sữa tốt nhất >18-24 tháng là 59,6%  cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 26%
- Có 78,1% các bà bẹ biết cách ăn uống nghỉ ngơi làm duy trì và tăng nguồn sữa mẹ, ý kiến khác là 5,5% và có 16,4% không biết cách làm duy trì nguồn sữa cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 10%, đây được xem là vấn đề cần tăng cường công tác tư vấn cho các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có 95,6% các bà mẹ biết lợi ích của sữa non cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 72%, đều này nói lên sự hiểu biết của cúa bà mẹ về ích của sữa non ngày càng được nâng cao.
- Kiến thức về thời gian cho trẻ bú mẹ sau sinh, các bà mẹ biết cho trẻ bú mẹ sau sinh từ 30-60 phút chiếm tỷ lệ khá cao 73,7% cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 46%.
- Có 56,2% các bà mẹ biết chế độ ăn uống và lao động trong thời gian cho con bú phù hợp, vẫn còn 43,8% các bà mẹ có chế độ ăn và lao động bình thường  cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 18% nên cần sự tư vấn giáo dục sức khỏe của cán bộ y tế để các bà mẹ có chế ăn uống nghỉ ngơi hợp lý.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bà mẹ có kiến thức chung đúng ghi nhận có 191 trường hợp chiếm 49,7% kết quả này cho thấy kiến thức của các bà mẹ có nâng lên trong những năm gần đây, cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2002) tỷ lệ kiến thức chung đúng của các bà mẹ là 34,1%.
* Thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ 
- Qua nghiên cứu có 70,6% các bà mẹ cho trẻ bú 30-60 phút sau khi sinh, cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 8%
- Hầu hết các bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu chiếm tỷ lệ 96,6% cao hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009) là 30%
- Đa số các bà mẹ có vệ sinh vú khi cho trẻ bú chiếm tỷ lệ 72,4%, Còn 27,6% không vệ sinh vú cho trẻ bú
- 95,1% các bà mẹ biết cách cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới sang vú bên kia.
- Có 25,3% các bà mẹ nặn hết sữa còn lại sau khi cho trẻ bú, và còn tỷ lệ khá cao không nặn sữa sau khi cho trẻ bú là 74,7% vì các bà mẹ sợ đau, mất thẩm mỹ và chưa hiểu rõ lợi ích của việc này nên chưa nặn bỏ sữa thừa sau khi bú vì vậy không kích thích tạo sữa, 
Các bà mẹ cho con bú theo nhu cầu chiếm tỷ lệ rất cao 95,6%
          Kết quả nghiên cứu ghi nhận có 213 bà mẹ có thực hành chung đúng chiếm tỷ lệ 55,5%, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy ( 2002) tỷ lệ thực hành chung đúng là 18,4%.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu khảo sát kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của 384 bà mẹ có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa Khoa Huyện Tịnh Biên năm 2015 chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
- 49,7% bà mẹ có kiến thức chung đúng.
- 55,5% bà mẹ thực hành chung đúng .
- Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con đang điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên, mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với chỉ số P = 0.00
KIẾN NGHỊ
Việc tư vấn cho các bà mẹ trong khi có thai và đặc biệt là ngay sau khi sinh về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ là cần thiết.
- Bệnh viện duy trì tập huấn cho nhân viên vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ
- Bệnh viện tăng cường tuyên truyền công tác tư vấn cho các bà mẹ.
- Có phòng tư vấn và tăng thêm nhân lực làm công tác tư vấn về lợi ích của sửa mẹ và việc nuôi con bằng sữa mẹ.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu trong nước:
1. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh,Tập II, Bộ Y Tế,2004: 246-247.
2. Khóa học về tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, UNICEF, 1993.
3. Tham vấn NCBSM, Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ, Bộ Y Tế, 1996: 7-9.
4. Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe, Ủy Ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, 1997: Chương 9.
5. Tài liệu nghiên cứu: Đánh giá chương trình BFHI của BVHV, ThS. BS Phạm Gia đức, ThS. BS Nguyễn Trọng Hiếu, 1995.
6. Tài liệu nghiên cứu: Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về lợi ích NCBSM tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2008, ĐD. Dương Thị Hồng Cương, Y Học TP. Hồ Chí Minh
7. Phan Thị Tâm Khuê ( 2005-2009): Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế.
8. Nguyễn Thị Thanh Thủy  (2002): Kiến thức thái độ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của thai phụ khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ TP HCM.
9. Bộ y tế: Tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ - Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ - Nhà xuất bản y học năm 1996 ( trang 05)
10. Bộ y tế : Điều dưỡng Nhi Khoa – Nhà xuất bản y học 2008 ( Nuôi con bằng sữa mẹ - Trang 112 )
11. Bộ y tế : Điều dưỡng Sản Phụ Khoa – Nhà xuất bản y học 2007 ( Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ - Trang 250 )
12 Báo lao động số 266 ngày 15/11/2007.
13.
14. Tạp chí y học thực hành số 660+661- Bộ y tế xuất bản 05/2009 ( Đánh giá kiến thức và thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ vào sinh tại khoa sản BV Trung Ương Huế) (Trang 182).
* Tài liệu nước ngoài:
14. Joan Younger Meek, Md, MS, RD, FAAP, IBCLC, Editor in Chief with Sherill Tippins, New Mother’s Guide to Breastfeeding, 2002: 51-69. Women’s Health Profile: Viet Nam, WHO, 1995. Infant feeding the physiological basis, James Akre, 1989.

Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương

Nguồn tin: benhvientinhbien.vn