Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

dieu tri benh phoi tac nghen man tinh 

Các biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:

- Bệnh nhân tuổi thường trên 40, có tiền sử hút thuốc hoặc nghề nghiệp có tiếp xúc với khói, bụi ô nhiễm...
- Bệnh nhân thường đến khám vì ho, khạc đờm, khó thở:
+ Ho: nhiều về buổi sáng, ho cơn hoặc ho thúng thắng, có kèm khạc đờm hoặc không.
+ Đờm: nhầy, trong, trừ đợt cấp có bội nhiễm thì màu vàng.
+ Khó thở: khi gắng sức, xuất hiện dần dần, cùng với ho hoặc sau đó một thời gian; giai đoạn muộn có khó thở liên tục. 
Khám lâm sàng:
- Kiểu thở: thở mím môi nhất là khi gắng sức.
- Có sử dụng các cơ hô hấp phụ: cơ liên sườn, co kéo hõm ức, hố thượng đòn.
- Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên (lồng ngực hình thùng).
- Gõ lồng ngực thấy vang như trống, biểu hiện này rất rõ ở những bệnh nhân có lồng ngực hình thùng.
- Nghe phổi ở những bệnh nhân này có thể thấy tiếng tim mờ nhỏ, tiếng thở của phổi giảm hơn người bình thường, có thể nghe thấy những tiếng lép bép khi có bội nhiễm.
7 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
1. Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD.
2. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
3. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.
4. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
5. Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
6. Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
7. Đến bệnh viện hay Bác sĩ ngay nếu tình trạng của bạn của bạn xấu đi.
- Cần chuẩn bị sẵn: số diện thoại của bác sỹ, bệnh viện mà bạn có thể đến ngay được, danh sách các thuốc bạn đang dùng.
- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu nguy hiểm sau đây: nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng - thở vẫn gấp và khó.
 Chế độ dinh dưỡng:
 Một số bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có teo cơ, giảm cân nhanh. Tình trạng này làm ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các cơ hô hấp, làm tốc độ xấu đi của bệnh diễn ra nhanh hơn.
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng làm phục hồi cả các cơ hệ hô hấp và thể trạng chung của bệnh nhân. Chế độ dinh dưỡng cần được tăng cường bởi các thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều năng lượng. 

Tác giả bài viết: DSTH.Huỳnh Khắc Huy

Nguồn tin: benhvientinhbien.vn