Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Khoa dinh dưỡng

 khoa dinhuong

Tập thể khoa dinh dưỡng.

I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Ăn uống của người bệnh rất cần thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác chữa bệnh; bệnh viện phải có trách nhiệm chăm lo bảo đảm ăn uống cho người bệnh điều trị nội trú.
2. Khoa dinh dưỡng của bệnh viện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh, trường hợp thực hiện chế độ hợp đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh phải bảo đảm về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý chặt chẽ chế độ ăn uống theo bệnh lý.
3. Cơ sở của khoa dinh dưỡng được xây dựng theo tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, thuận tiện cho việc phục vụ người bệnh.
4. Tham gia đào tạo cán bộ chuyên khoa, nghiên cứu khoa học về các chế độ dinh dưỡng phục vụ người bệnh.
 II./ QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Điều kiện bảo đảm chất lượng ăn uống cho người bệnh.
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Chăm lo, bảo đảm chất lượng ăn uống theo chế độ bệnh lý cho người bệnh điều trị nội trú.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa dinh dưỡng có đủ các phương tiện, trang bị phục vụ nấu ăn cho người bệnh và các điều kiện về nơi nấu ăn, nơi chế biến thực phẩm tươi sống, chia thức ăn chín, rửa bát dĩa, dụng cụ và các buồng hành chính, buồng trưởng khoa dinh dưỡng, buồng tắm rửa thay quần áo cho các thành viên trong khoa.
- Bảo đảm cơ sở khoa dinh dưỡng cao ráo, thoáng mát, tổ chức theo hệ thống một chiều, có đầy đủ nước sạch, bảo đảm trật tự vệ sinh, hệ thống cống phải thông thoát.
b. Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm: Xây dựng các chế độ ăn uống bệnh lý phù hợp tùy theo chức năng nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hay chuyên khoa.
c. Bác sĩ khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Bảo đảm chất lượng ăn uống của người bệnh.
- Thường xuyên trao đổi với bác sĩ điều trị, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chế độ ăn uống bệnh lý của người bệnh, để góp phần nâng cao chất lượng chữa bệnh.
d. Viên chức khoa dinh dưỡng mua thực phẩm phải bảo đảm:
- Số lượng, có giá trị dinh dưỡng được tính ra calo theo thực đơn.
- Chất lượng tươi ngon, không có thực phẩm ôi thiu.
e. Người bệnh được phục vụ ăn tại buồng ăn của các khoa, người bệnh nặng được phục vụ ăn tại giường do y tá (điều dưỡng) chăm sóc của khoa thực hiện.
g. Kinh phí ăn uống do người bệnh tự túc, hoặc được bệnh viện thanh toán theo chế độ viện phí.
2. Thực hiện chế độ hợp đồng phục vụ ăn uống cho người bệnh:
a. Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm:
- Được thực hiện chế độ hợp đồng người ở ngoài bệnh viện vào phục vụ ăn uống cho người bệnh theo cơ chế tự hạch toán.
- Tạo điều kiện ban đầu cho đối tác hợp đồng như: nhà bếp một chiều, nhà ăn, kho, nguồn nước, nguồn điện…
b. Trưởng khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Chỉ đạo việc thực hiện các chế độ ăn uống bệnh lý của người bệnh.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện chất lượng ăn uống của người bệnh. Không để người bệnh tự ăn theo thực đơn không đúng chế độ ăn uống bệnh lý.
- Kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm.
- Kết hợp với viên chức kế toán kiểm tra tài chính, việc xuất nhập thực phẩm, lương thực; bảo đảm khẩu phần ăn của người bệnh về số lượng và chất lượng.
3. Thực hiện chế độ ăn uống của người bệnh:
a. Bác sĩ điều trị hàng ngày thăm khám người bệnh, ra y lệnh về chế độ ăn uống bệnh lý. Khi thay đổi chế độ ăn uống cần ghi rõ lý do, nhận xét diễn biến của bệnh.
b. Y tá (điều dưỡng) hành chính khoa điều trị có nhiệm vụ.
- Căn cứ vào y lệnh lập phiếu báo ăn hàng ngày cho người bệnh và bác sĩ điều trị ký xác nhận.
- Báo ăn chiều hôm trước cho ngày hôm sau và báo sáng cho buổi chiều.
- Báo thay đổi chế độ ăn uống khi tình trạng người bệnh biến chuyển nặng thêm theo chỉ định của bác sĩ.
c. Y tá (điều dưỡng) chăm sóc thực hiện chế độ chăm sóc người bệnh toàn diện, theo dõi giúp đỡ người bệnh ăn uống.
4. Bảo đảm chất lượng dinh dưỡng:
a. Bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Căn cứ vào y lệnh để có thực đơn phù hợp với bệnh lý, tiêu chuẩn ăn theo định mức quy định; kiểm tra chất lượng, kiểm tra chế độ ăn uống.
- Sổ theo dõi thực đơn phải ghi hàng ngày, đầy đủ, lưu trữ theo quy định.
- Kiểm tra vệ sinh nơi làm việc của khoa và các thành viên trong khoa hoặc cơ sở hợp đồng.
- Thường xuyên đến các khoa điều trị, tìm hiểu tình hình ăn uống của người bệnh và theo dõi kết quả điều trị bằng các chế độ ăn uống bệnh lý.
b. Các thành viên trong khoa dinh dưỡng có trách nhiệm:
- Mua thực phẩm phải bảo đảm chất lượng, số lượng và có phương tiện bảo quản tốt.
- Chế biến thực phẩm tươi sống riêng, chín riêng; không được chế biến thực phẩm trên mặt đất.
- Khi chia thức ăn chín phải dùng: đũa, môi, thìa, cặp.
- Lưu giữ thức ăn hàng ngày trong tủ lạnh, mỗi loại 20g để có cơ sở xác định nguyên nhân khi có tình trạng ngộ độc thức ăn xảy ra, sau 24 giờ mới được hủy bỏ.
- Phải ghi chép vào sổ đầy đủ số lượng, loại thực phẩm, ngày tháng và trưởng khoa dinh dưỡng ký xác nhận.
- Chuyển thực phẩm chính từ khoa dinh dưỡng đến các khoa điều trị phải che đậy kín, bảo đảm vệ sinh.
5. Vệ sinh an toàn thực phẩm:
a. Người bệnh:
- Được viên chức khoa dinh dưỡng phổ biến những kiến thức về vệ sinh ăn uống theo bệnh lý, tự bảo vệ sức khỏe trong ăn uống.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn. Không gây ồn ào, nói to trong khi ăn.
- Thức ăn thải bỏ để trong dụng cụ riêng, không vứt xuống sàn nhà.
b. Các thành viên trong khoa dinh dưỡng:
- Được kiểm tra sức khỏe định kỳ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Khi làm việc phải thực hiện quy chế trang phục y tế, khi chia thức ăn phải đeo khẩu trang, bao tóc gọn gàng.
- Nghiêm cấm những người mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm khuẩn ngoài da tiếp xúc với thực phẩm chín.

Tác giả bài viết: QĐ Số: 1895/1997/QĐ-BYT

Nguồn tin: byt.vn