Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Khoa lao truyền nhiễm

 khoa lao

Tập thể khoa lao truyền nhiễm.

                                                                                                       CƠ CẤU TỔCHỨC
STTHỌ VÀ TÊNCHỨC VỤ
1 BSCK1. Huỳnh Ngọc Phượng  Trưởng khoa
2 ĐDTH.Nguyễn Thanh Thu Thuỷ Điều dưởng trưởng khoa

I. QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Thực hiện quy chế công tác khoa nội và quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
2. Một số công tác đặc thù của khoa lao:
a. Có đủ điều kiện phương tiện khử khuẩn, phòng hộ để chống mầm bệnh lây lan qua đường hô hấp và ô nhiễm môi trường.
b. Quy định vị trí đặt các ống nhổ có nắp, có lót thuốc sát khuẩn.
c. Hướng dẫn người bệnh ho, khạc, nhổ đúng nơi quy định.
d. Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia chương trình phòng chống lao tại cộng đồng.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Tại buồng khám bệnh chuyên khoa lao của khoa khám bệnh:
a. Các thành viên trong buồng khám bệnh chuyên khoa lao phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa khám bệnh.
b. Một số công tác đặc thù của buồng khám bệnh chuyên khoa lao:
- Trưởng khoa khám bệnh có trách nhiệm:
+ Bảo đảm các điều kiện chống lây lan mầm bệnh qua đường hô hấp tại khoa khám bệnh.
- Bác sĩ khám bệnh có trách nhiệm:
+ Khai thác kỹ tiền sử bệnh lao, các yếu tố dịch tễ của gia đình và cộng đồng kết hợp với các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng thích hợp.
+ Khi phát hiện người bệnh có trực khuẩn lao dương tính hoặc phim phổi đang có tổn thương lao hoặc người bệnh ho ra máu, tràn khí màng phổi, suy hô hấp… khẩn trương làm thủ tục cho vào viện.
+ Khi phát hiện có nhiều người mắc bệnh lao, trong cùng một khu vực có tính chất dịch tễ phải báo cáo ngay trưởng khoa, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp và giám đốc bệnh viện để thông báo theo quy định.
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Hàng ngày tẩy uế các dụng cụ y tế thông thường bằng các dung dịch sát khuẩn quy định.
+ Xe, cáng vận chuyển người bệnh phải được tẩy uế, khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
- Hộ lý thực hiện:
Hàng ngày thu gom các ống nhổ đựng đờm theo quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Tại khoa điều trị:
a. Các thành viên trong khoa lao phải đặc biệt chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
b. Một số công tác đặc thù của khoa lao:
- Trưởng khoa lao có trách nhiệm:
+ Có các buồng nhỏ cho mỗi nhóm bệnh, buồng có từ 1 đến 3 giường. Khu vực người mắc bệnh lao phổi, lao ngoài phổi phải riêng biệt, thực hiện quy chế công tác khoa truyền nhiễm.
+ Người bệnh ra khỏi buồng bệnh phải đeo khẩu trang, khạc nhổ đờm dãi vào ống nhổ có nắp đậy, có lót thuốc sát khuẩn và thực hiện quy chế công tác xử lý chất thải.
+ Các thành viên trong khoa được định kỳ kiểm tra sức khỏe.
+ Các thành viên trong khoa và người bệnh thực hiện quy chế trang phục y tế.
- Bác sĩ điều trị có trách nhiệm:
+ Điều trị cho người mắc bệnh lao theo đúng phác đồ quy định.
+ Dặn dò người bệnh giữ gìn sức khỏe, tiếp tục điều trị và tự giác phòng chống lây lan mầm bệnh tại gia đình và cộng đồng.
+ Trường hợp người bệnh tử vong, xử lý vệ sinh tẩy uế tử thi và đồ dùng theo quy chế giải quyết người bệnh tử vong.
+ Chống lây chéo trong khoa.
- Y tá (điều dưỡng) thực hiện:
+ Phục vụ, chăm sóc người bệnh tại giường.
+ Có đồ dùng, bát, đũa riêng cho người bệnh.
+ Nhắc nhở các thành viên trong khoa và hướng dẫn người bệnh tự giác thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện bảo vệ bản thân và bảo vệ người xung quanh.
- Hộ lý:
+ Hàng ngày lau sàn nhà bằng khăn ẩm có chất sát khuẩn quy định.
+ Cọ rửa, tẩy uế sát khuẩn buồng vệ sinh, thu gom chất thải theo quy chế xử lý chất thải.
+ Hàng tuần tổng vệ sinh toàn khoa.

Tác giả bài viết: QĐ Số: 1895/1997/QĐ-BYT

Nguồn tin: byt.vn