Chủ Đề tài: CNXN. Lữ Hoàng Việt Quốc; Cộng sự: Nguyễn Phạm Bích Vân, Trần Minh Tú
TÓM TẮT:
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tịnh Biên năm 2015
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả người dân (>=30 tuổi)) đến khám và điều trị tại các khoa của BVĐK Tịnh Biên từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/2015.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả : Trong 200 mẫu nghiên cứu có 110 người nam chiếm tỉ lệ 55% và 90 người nữ chiếm tỉ lệ 45%. Trong đó, mẫu nghiên cứu có 90 người dân tộc Kinh có [Glucose máu] Bình thường (45%), có 64 người dân tộc Khơmer có [Glucose máu] Bình thường (32%), có 154 người có nồng độ Glucose máu bình thường (77%) và 46 người có nồng độ Glucose máu cao (23%) . Nhóm tuổi 46-50 số người có khả năng mắc bệnh nhiều hơn (OR =1,12) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Phân loại đối tượng khảo sát theo BMI, những người thừa cân chiếm tỉ lệ cao (59%), những người béo phì (17%). Những người không thường xuyên vận động có [Glucose] máu (14,5%) cao hơn những người thường xuyên vận động (8,5%) và có khả năng mắc bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,03
Kết luận: Một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu như nhóm tuổi, nghề nghiệp, BMI, vận động thể chất theo nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p<=0,05. Riêng về chế độ ăn và giới tính thì không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
ĐẶT VẤN ĐẾ:
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường máu mạn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tụy, nếu không kiểm soát tốt thì sau một thời gian tiến triển sẽ gây nhiều biến chứng. Bệnh đái tháo đường đã và đang là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Theo thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation – IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) thì năm 1994 thế giới có 110 triệu người, năm 1995 thì 135 triệu người mắc bệnh chiếm 4% dân số, năm 2000 là 151 triệu người trên thế giới, dự báo năm 2010 trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Và ước tính đến 2025 thì có từ 300-335 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (5,4% dân số). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42 %, nhưng ờ các nước đang phát triển là 170 %, trong đó có Việt Nam [1]. Theo số liệu điều tra của Dự Án Phòng Chống Đái Tháo Đường Quốc Gia và bệnh viện Nội Tiết Trung ương thì năm 2007 có khoảng 1,3 triệu người Việt Nam mắc bệnh. Các công trình nghiên cứu gần đây của các chuyên gia trong nước và Tổ Chức Y Tế (WHO) dự báo trong 10 năm tới sẽ có khoảng 89 % dân số VN tại các thánh phố lớn mắc căn bệnh Đái Tháo Đường[2]. Tốc độ bệnh tăng rất nhanh, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở lứa tuổi 30 – 64 là 2,7%, vùng đồng bắng ven biển 2,2%, miền núi là 2,1%. Đối với một số bệnh nhân thì việc tầm soát nồng độ đường rất ít, vì thế bệnh nhân có nồng độ đường máu cao thường phát hiện qua đợt kiểm tra sức khỏe hoặc trong đợt điều trị bệnh khác. Do đó, bệnh nhân bệnh đái tháo đường thường có diễn biến bệnh âm ỉ và thường được phát hiện khi có triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu tước khi phẩu thuật hay do biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nếu không chữa trị kịp thì bệnh dẫn đến biến chứng, tại Việt Nam có 70% người bệnh biến chứng trong đó 44% biến chứng thần kinh, 71% biến chứng thận và 8% biến chứng về mắt…... Trên thực trạng đó, với mong muốn góp phần nâng cao nhân thức cộng đồng trong sự chăm sóc sức khỏe cũng như phát hiện sớm lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Và nhằm tìm hiểu những biến chứng khác do bệnh Đái tháo đường gây ra. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tịnh Biên năm 2015”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Xác định tỉ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị có nồng độ Glucose máu tăng tại Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015
* Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tăng Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị như: Tuổi, giới, chỉ số BMI, nghề nghiệp, chế độ ăn.
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả người dân đến khám và đang nằm điều trị tại các khoa của BVĐK Tịnh Biên từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/2015
1.2. Tiêu chí chọn mẫu:
- Tiêu chí đưa vào: Tất cả người bệnh >= 30 tuổi đến khám và nằm viên tại BVĐK Tịnh Biên được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm Glucose và đồng ý tham gia trả lời phiếu khảo sát nghiên cứu của khoa XN- CĐHẢ từ tháng 18/10/2015 đến tháng 07/11/2015.
- Tiêu chuẩn loại trừ : Những bệnh nhân đang điều trị thuốc tiểu đường, người dân Campuchia hoặc người mất khả năng nhận thức.
1.3. Thời gian và địa điểm :
- Thời gian : Từ ngày 18/10/2015 đến cuối tháng 07/11/2015
- Địa điểm : Tại Khoa XN-CĐHẢ
1.4. Cỡ mẫu:
Z2 1- α / 2 p ( 1 – p )
n =
d 2
n : là cỡ mẫu.
Z 1- α/2 = 1,96 ; khoảng tin cậy 95%, với p = 0,05
p = 80%.(Dựa trên kết quả nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của Bế Thu Hà về thực trạng ĐTĐ và điều trị tại BVĐK Bắc Cạn có p= 80%)
d: sai số mong muốn , chọn d =0,058.
Tính được n = 183, chúng tôi lấy trọn 200 trường hợp.
1.5. Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang
1.6. Kỹ thuật chọn mẫu: thuận tiện.
1.7.Liệt kê và định nghĩa biến số:
- Người dân đến khám và nằm viện điều trị tại BVĐK Tịnh Biên được các bác sĩ tư vấn và chỉ định xét nghiệm Glucose máu.
- Người được tư vấn nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được chỉ định xét nghiệm.
- Các bước tiến hành xét nghiệm:
+ Mẫu máu được lấy sẽ được đem quay ly tâm và tiến hành làm xét nghiệm.
+ Xét nghiệm mẫu.
- Xét nghiệm nồng độ Glucose tại phòng xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên bằng:
+ Máy sinh hóa tự động DIRUI TS 240
+ Hóa chất và thuốc thử hãng Genneir – Đức do cửa hàng hóa chất Gia Hưng cung ứng
+ Định lượng Glucose bằng phương pháp so màu dưới tác động của enzym.
1.9.Thu thập, xử lý và phân tích dữ kiện:
1.9.1. Phương pháp thu thập dữ kiện: dựa vào phiếu tư vấn tại khoa XN – CĐHẢ, phiếu chỉ định xét nghiệm của bác sĩ khoa khám bệnh và kết quả xét nghiệm Glucose đối với bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
1.9.2. Công cụ thu thập dữ kiện : lập bảng để ghi lại kết quả xét nghiệm và phiếu tư vấn mà khoa thu thập được ở bệnh nhân đến khám, điều trị có hồ sơ bệnh án đã hoàn chỉnh.
1.9.3.Phân tích và xử lý dữ kiện: Kết quả xét nghiệm của các đối tượng được nhập và xử lý bằng Microsoft office Excel, phần mềm SPSS 16.0
1.10. Y ĐỨC :
- Đề tài không vi phạm y đức vì:
· Phục vụ cho công tác điều trị
· Phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu khoa học.
· Được Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện phê duyệt cho phép thực hiện nghiên cứu.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/ năm 2015, chúng tôi thực hiện được 200 mẫu nghiên cứu.
2.1. Xác định tỉ lệ người đến khám và nằm viện có xét nghiệm Glucose máu:
2.1.1. Kết quả khảo sát các đối tượng theo giới tính, nhóm tuổi:
Hình 6.1. Phân loại đối tượng khảo sát theo giới tính.
Nhận xét: Trong 200 mẫu nghiến cứu có 110 người nam chiếm tỉ lệ 55% và 90 người nữ chiếm tỉ lệ 45%.
Bảng 2.1. Phân loại đối tượng khảo sát theo nhóm tuổi:
Nhận xét: Đối tượng khảo sát nhóm từ 46-50 tuổi 82 người, chiếm nhất (41%).
% và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (P = 0,02)
2.1.2. Kết quả khảo sát các đối tượng theo Dân tộc:
Nhận xét: Trong 200 mẫu nghiên cứu có 90 người dân tộc Kinh có [Glucose máu] Bình thường (45%), có 64 người dân tộc Khơmer có [Glucose máu] Bình thường (32%).
2.1.3. Kết quả về chỉ số BMI:
Bảng 2.2. Phân loại đối tượng khảo sát theo BMI:
Nhận xét: Phân loại đối tượng khảo sát theo BMI, những người thừa cân chiếm tỉ lệ cao (59%), những người béo phì (17%).
2.2.Xác định mối liên quan giữa tăng Glucose máu với các yếu tố: Tuổi, giới, chỉ số BMI, nghề nghiệp, chế độ ăn của bệnh nhân.
2.2.1. Số người có chỉ số Glucose máu:
Bảng 2.3. Nồng độ glucose:
Nhận xét: Trong 200 mẫu nghiên cứu, có 154 người có nồng độ Glucose máu bình thường (77%), 46 người có nồng độ Glucose máu cao (23%)
2.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ Glucose máu với các yếu tố:
Bảng 2.4. Mối liên quan giữa giới tính với tăng Glucose máu:
Nhận xét: Tỉ lệ nồng độ Glucose máu ở nam ít bệnh hơn nữ với OR = 0,94, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê P = 0,64.
Bảng 2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tăng Glucose máu:
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa tăng Glucose máu với nghề nghiệp:
Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy nghề nghiệp công nhân viên chức chiếm đa số và có khả năng mắc bệnh nhiều hơn (OR= 1,14) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,03)
Bảng 2.7. Mối liên quan giữa tăng Glucose máu với BMI:
Nhận xét: Chỉ số BMI ở những người thừa cân (23-30) và những người béo phì (> 30) có khả năng mắc bệnh nhiều hơn (OR = 1,12) và sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê ( P = 0,01).
Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tăng Glucose với chế độ ăn giàu Protid, Lipid, Glucid:
Nhân xét: Trong 200 mẫu, những người có chế độ ăn giàu lipid có 19 người [Glucose] máu cao hơn (9,5%), sự khác biệt không có ý nghĩa p=0,400
Bảng 2.9. Mối tương quan giữa người thường xuyên vận động và nồng độ Glucose máu:
Nhận xét: Những người không thường xuyên vận động có [Glucose] máu
(14,5%) cao hơn những người thường xuyên vận động (8,5%) và có khả năng mắc bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,03
Chương 3: BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung:
* Giới:
Trong khảo sát trên, đối tương nam (110 trường hợp) nhiều hơn nữ (90 trường hợp), nhưng chênh lệch không nhiều nên kết quả khảo sát liên quan đến giới tính ít ảnh hưởng.
* Tuổi:
Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức, công dân, nông dân nên lứa tuổi khu trú trong khoảng 30- 45, nhóm tuổi 46 -50 chiếm nhiều nhất (41%).
* Kết quả khảo sát các đối tượng theo Dân tộc:
Trong 200 mẫu nghiên cứu người dân tộc Kinh có [Glucose máu] cao hơn người dân tộc Khơmer, điều này chứng tỏ người dân tộc Khơmer có nồng độ Glucose máu thấp do trong cuộc sống họ và người kinh thì có thể nói lao động thì như nhau nhưng khác biệt ở đây là chế độ ăn uống hằng ngày, cung cấp dinh dưỡng hằng ngày không nhiều chất Glucid, Protid, Lipid nên đây cũng có thể là nguyên nhân không tăng đường huyết ờ dân tộc Khơmer.
3.2. Chỉ số BMI
Kết quả cho thấy tỉ lệ thừa cân khá cao (59%), béo phì (17%), tập trung ở nam giới. Vì vậy cần quan tâm dinh dưỡng, nên ăn uống đủ chất cân đối, luyện tập thể dục, bảo đảm hài hòa hai mặt, vừa bảo đảm sức khỏe cho công tác, vừa tránh thừa cân, béo phì.
3.3. Về chỉ số Glucose máu:
Nồng độ Glucose máu trung bình trong khảo sát trên ở:
* Nồng độ Glucose máu BT: 5,15 ± 1,25 (mmol/l).
* Nồng độ Glucose máu cao: 8,54 ± 1,52 (mmol/l).
Điều này phù hợp với các khảo sát trước đây, nồng độ nồng độ Glucose máu trung bình này nằm trong mức cho phép mà giáo sư Đỗ Đình Hồ đưa ra.
Trong khảo sát trên, nhóm tuổi tăng nồng độ Glucose máu nhiều nhất là 46-50, điều này cũng phù hợp, vì sau 45 tuổi các bệnh lý khác kèm theo, mức độ lọc của cầu thận giảm đi làm tăng nguy cơ Glucose máu.
3.4. Sự liên quan giữa nồng độ Glucose máu và BMI:
Trong khảo sát thừa cân, béo phì có liên quan (làm tăng) nồng độ Glucose máu. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Thừa cân, béo phì được chứng minh là yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng nồng độ Glucose máu (tăng sàn xuất, giảm đào thải) [1],[2].
3.5. Sự liên quan giữa nồng độ Glucose máu với chế độ ăn giàu Protid, Lipid, Glucid:
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở những người có chế độ ăn giàu lipid có 19 người [Glucose] máu (9,5%) cao hơn ở những người có chế độ ăn Protid và Glucid. Liệu pháp Dinh dưỡng Y học dành cho các bệnh nhân đái
nhằm mục đích cải thiện sức khỏe với việc chọn lựa các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, dẫn đến giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Nhu cầu của từng cá nhân dựa trên tình trạng bệnh tật, thể trạng, sở thích các nhân và văn hóa ẩm thực, lối sống và quan điểm. là nhằm phòng ngừa hay làm chậm khởi phát bệnh đái tháo đường, kiểm soát bệnh đái tháo đường hiện tại và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh đái tháo đường bằng cách đạt được và duy trì lối sống sinh hoạt cho phù hợp..
3.6. Mối tương quan giữa người thường xuyên vận động và nồng độ Glucose máu:
Những người không thường xuyên vận động có [Glucose] máu cao hơn những người thường xuyên vận động.
Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện kiểm soát glucose trong máu, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, góp phần làm giảm cân, và cải thiện tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, tập luyện thường xuyên có thể phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 ở những người có nguy cơ cao.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ở 200 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh biên từ 18/10/2015 đến 07/11/2015 , chúng tôi có kết luận sau :
1. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ glucose máu tăng là 23% , trong đó nam là 18% và nữ là 5%.
2. Một số yếu tố liên quan với bệnh nhân có nồng độ glucose máu tăng với p<0,05 gồm có:
- Nhóm tuổi: Bệnh nhân ở nhóm tuổi 46-50 có nồng độ glucose máu tăng cao so với hơn các nhóm < 46 tuổi với OR=1,12 ; p= 0,01
- Nhóm nghề nghiệp: nhóm Công nhân viên chức có nồng độ Glucose máu tăng cao hơn nhóm Công nhân, Nông dân với OR=1,14; p=0,01
- Chỉ số BMI: Người thừa cân, béo phì có nồng độ glucse máu tăng cao hơn nhóm người có chỉ số BMI bình thường với OR=1,12; p=0,01
- Sự vận động: Người không thường xuyên vận động có nồng độ Glucse máu tăng cao hơn người không thường xuyên vận động với OR=1,14; p=0,03
Chưa tìm thấy sự liên quan giữa giới tính; chế độ ăn giàu gluxit, Lipit, Protit với sự tăng nồng glucose máu ở đối tượng nghiên cứu (với p>0,05)
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu ở 200 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh biên từ 18/10/2015 đến 07/11/2015, cho thấy nồng độ Glucose máu tăng chiếm 23 %. Từ đó, Khoa xin kiến nghị với Ban Giám đốc Bệnh viện cũng như lãnh đạo các khoa, phòng nên tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và cả thân nhân bệnh nhân đi đến khám và điều trị tại bệnh viên về những vấn đề có nguy cơ gây tăng Glucose máu và có hướng điều chỉnh ngay trong cuộc sống về nếp sống sinh hoạt hằng ngày như hạn chế thức ăn có nhiều chất Lipid, Glucid hay Protid vì những chất này có thể có nguy cơ gây tăng Glucose máu. Mặc khác, việc rèn luyện vận động thân thể cũng phần nào giúp hạn chế sự tăng Glucose máu.
Chính vì thế, công tác GDSK cũng là phần tất yếu nhằm giúp cho người dân tầm soát Glucose máu. Công tác GDSK này nên đưa lên bản tin bệnh viên hàng tuần cho người dân hiểu và có các phòng ngừa có hiệu quả cao.
Tài liệu Tham khảo
1 – Nguyễn Văn Lành (2014), Thực trạng bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường của người khmer ở Tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
2 – Bế Thu Hà (2009), Thực bệnh ĐTĐ diều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Cạn
3 - Trương ngọc Dương, Nguyễn Thị Hoàn, Trần Xuân Trường, Trịnh Thanh Hùng (2009), Nghiên cứu nồng độ insulinvà C, peptid, IAA và insulin ở 93 bệnh nhân tiểu đường type I
4 – GS. TS. Trần Đức Thọ - Chủ tịch hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam nghiên cứu : “Đái tháo đường thai phụ và bệnh khổng lồ ở thai nhi” (2005)
Tài liệu internet:
1- “ Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa về bệnh Đái tháo Đường” của PGS. TS Tạ Văn Bình trên
2 - Báo cáo y học: "Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao- đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc" của Trần Văn Hiên và Tạ Văn Bình trên 3 – “Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường trong thai kỳ” trên trang
3 – Đái Tháo Đường và kiến thức cơ bản trong xét nghiệm trên trang www.suckhoeloisong.vn
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tịnh Biên năm 2015
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả người dân (>=30 tuổi)) đến khám và điều trị tại các khoa của BVĐK Tịnh Biên từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/2015.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.
Kết quả : Trong 200 mẫu nghiên cứu có 110 người nam chiếm tỉ lệ 55% và 90 người nữ chiếm tỉ lệ 45%. Trong đó, mẫu nghiên cứu có 90 người dân tộc Kinh có [Glucose máu] Bình thường (45%), có 64 người dân tộc Khơmer có [Glucose máu] Bình thường (32%), có 154 người có nồng độ Glucose máu bình thường (77%) và 46 người có nồng độ Glucose máu cao (23%) . Nhóm tuổi 46-50 số người có khả năng mắc bệnh nhiều hơn (OR =1,12) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,01). Phân loại đối tượng khảo sát theo BMI, những người thừa cân chiếm tỉ lệ cao (59%), những người béo phì (17%). Những người không thường xuyên vận động có [Glucose] máu (14,5%) cao hơn những người thường xuyên vận động (8,5%) và có khả năng mắc bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,03
Kết luận: Một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu như nhóm tuổi, nghề nghiệp, BMI, vận động thể chất theo nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với p<=0,05. Riêng về chế độ ăn và giới tính thì không có ý nghĩa thống kê với p>0,05
ĐẶT VẤN ĐẾ:
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường máu mạn tính do thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối của tuyến tụy, nếu không kiểm soát tốt thì sau một thời gian tiến triển sẽ gây nhiều biến chứng. Bệnh đái tháo đường đã và đang là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như đối với cộng đồng. Theo thông báo của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế (International Diabetes Federation – IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) thì năm 1994 thế giới có 110 triệu người, năm 1995 thì 135 triệu người mắc bệnh chiếm 4% dân số, năm 2000 là 151 triệu người trên thế giới, dự báo năm 2010 trên thế giới có 221 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Và ước tính đến 2025 thì có từ 300-335 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (5,4% dân số). Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là 42 %, nhưng ờ các nước đang phát triển là 170 %, trong đó có Việt Nam [1]. Theo số liệu điều tra của Dự Án Phòng Chống Đái Tháo Đường Quốc Gia và bệnh viện Nội Tiết Trung ương thì năm 2007 có khoảng 1,3 triệu người Việt Nam mắc bệnh. Các công trình nghiên cứu gần đây của các chuyên gia trong nước và Tổ Chức Y Tế (WHO) dự báo trong 10 năm tới sẽ có khoảng 89 % dân số VN tại các thánh phố lớn mắc căn bệnh Đái Tháo Đường[2]. Tốc độ bệnh tăng rất nhanh, tỷ lệ mắc đái tháo đường ở lứa tuổi 30 – 64 là 2,7%, vùng đồng bắng ven biển 2,2%, miền núi là 2,1%. Đối với một số bệnh nhân thì việc tầm soát nồng độ đường rất ít, vì thế bệnh nhân có nồng độ đường máu cao thường phát hiện qua đợt kiểm tra sức khỏe hoặc trong đợt điều trị bệnh khác. Do đó, bệnh nhân bệnh đái tháo đường thường có diễn biến bệnh âm ỉ và thường được phát hiện khi có triệu chứng của biến chứng, hoặc chỉ phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu tước khi phẩu thuật hay do biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Nếu không chữa trị kịp thì bệnh dẫn đến biến chứng, tại Việt Nam có 70% người bệnh biến chứng trong đó 44% biến chứng thần kinh, 71% biến chứng thận và 8% biến chứng về mắt…... Trên thực trạng đó, với mong muốn góp phần nâng cao nhân thức cộng đồng trong sự chăm sóc sức khỏe cũng như phát hiện sớm lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Và nhằm tìm hiểu những biến chứng khác do bệnh Đái tháo đường gây ra. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “Khảo sát tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến tăng nồng độ Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tịnh Biên năm 2015”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
* Xác định tỉ lệ bệnh nhân đến khám, điều trị có nồng độ Glucose máu tăng tại Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015
* Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với tăng Glucose máu ở bệnh nhân đến khám, điều trị như: Tuổi, giới, chỉ số BMI, nghề nghiệp, chế độ ăn.
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả người dân đến khám và đang nằm điều trị tại các khoa của BVĐK Tịnh Biên từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/2015
1.2. Tiêu chí chọn mẫu:
- Tiêu chí đưa vào: Tất cả người bệnh >= 30 tuổi đến khám và nằm viên tại BVĐK Tịnh Biên được các bác sĩ chỉ định xét nghiệm Glucose và đồng ý tham gia trả lời phiếu khảo sát nghiên cứu của khoa XN- CĐHẢ từ tháng 18/10/2015 đến tháng 07/11/2015.
- Tiêu chuẩn loại trừ : Những bệnh nhân đang điều trị thuốc tiểu đường, người dân Campuchia hoặc người mất khả năng nhận thức.
1.3. Thời gian và địa điểm :
- Thời gian : Từ ngày 18/10/2015 đến cuối tháng 07/11/2015
- Địa điểm : Tại Khoa XN-CĐHẢ
1.4. Cỡ mẫu:
Z2 1- α / 2 p ( 1 – p )
n =
d 2
n : là cỡ mẫu.
Z 1- α/2 = 1,96 ; khoảng tin cậy 95%, với p = 0,05
p = 80%.(Dựa trên kết quả nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của Bế Thu Hà về thực trạng ĐTĐ và điều trị tại BVĐK Bắc Cạn có p= 80%)
d: sai số mong muốn , chọn d =0,058.
Tính được n = 183, chúng tôi lấy trọn 200 trường hợp.
1.5. Thiết kế nghiên cứu : Mô tả cắt ngang
1.6. Kỹ thuật chọn mẫu: thuận tiện.
1.7.Liệt kê và định nghĩa biến số:
Tên biến số | Phân loại biến | Quy định |
Tuổi | Định lượng, liên tục | Nhóm I(30-35) Nhóm II(36-40) Nhóm III(41-45) Nhóm IV(46-50) |
Giới | Định tính | Hai giá trị: nam,nữ |
Phân loại BMI | Định tính | Bốn giá trị: - Gầy : BMI<18 - Bình thường : BMI=18 – <23 - Thừa cân: BMI=23 – 30 - Béo phì : BMI= > 30 |
Nghề nghiệp: | Định tính | Bốn giá trị: - Công nhân viên chức: làm hành chánh sự nghiệp - Công nhân: làm trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp… - Nông dân: người làm vườn, làm ruộng - Khác: những người còn lại |
Nồng độ Glucose | Định lượng | Có ba giá trị: -Nồng độ Glucose máu cao: Nam,nữ >6,9 mmol/l, - Nồng độ Glucose máu thấp: Nam,nữ <3,0 mmol/l, - Nồng độ Glucose máu bình thường : Nam,nữ 4,0 – 6,8 mmol/l; |
Chế độ ăn: Ăn nhiều thức ăn giàu protid, chất béo, glucid …ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều muối. ăn nhiều chất ngọt, dùng thức uống có gaz, dùng nhiều rượu bia… |
Định tính | Ba giái trị: + Dùng hằng ngày thường xuyên: trên 3 lần ngày + Dùng không thường xuyên: ít hơn 03 lần ngày + Không sử dụng : không dùng trong mỗi ngày |
Chế độ vận động, thể dục thể thao | + thường xuyện vận động: mỗi ngày trong tuần, thời gian từ 30 phút đến 60 phút + không thường xuyên : luyện tập thể thao vận động 03/ngày trong tuần, thời gian luyện tập từ 30 đến 60 phút |
|
Dân tộc | Trên nền dân tộc tại huyện Tịnh Biên là Kinh và Khơmer |
- Người được tư vấn nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ được chỉ định xét nghiệm.
- Các bước tiến hành xét nghiệm:
+ Mẫu máu được lấy sẽ được đem quay ly tâm và tiến hành làm xét nghiệm.
+ Xét nghiệm mẫu.
- Xét nghiệm nồng độ Glucose tại phòng xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên bằng:
+ Máy sinh hóa tự động DIRUI TS 240
+ Hóa chất và thuốc thử hãng Genneir – Đức do cửa hàng hóa chất Gia Hưng cung ứng
+ Định lượng Glucose bằng phương pháp so màu dưới tác động của enzym.
1.9.Thu thập, xử lý và phân tích dữ kiện:
1.9.1. Phương pháp thu thập dữ kiện: dựa vào phiếu tư vấn tại khoa XN – CĐHẢ, phiếu chỉ định xét nghiệm của bác sĩ khoa khám bệnh và kết quả xét nghiệm Glucose đối với bệnh nhân nội trú và ngoại trú.
1.9.2. Công cụ thu thập dữ kiện : lập bảng để ghi lại kết quả xét nghiệm và phiếu tư vấn mà khoa thu thập được ở bệnh nhân đến khám, điều trị có hồ sơ bệnh án đã hoàn chỉnh.
1.9.3.Phân tích và xử lý dữ kiện: Kết quả xét nghiệm của các đối tượng được nhập và xử lý bằng Microsoft office Excel, phần mềm SPSS 16.0
1.10. Y ĐỨC :
- Đề tài không vi phạm y đức vì:
· Phục vụ cho công tác điều trị
· Phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu khoa học.
· Được Hội đồng khoa học kỹ thuật bệnh viện phê duyệt cho phép thực hiện nghiên cứu.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ tháng 18/10/2015 đến 07/11/ năm 2015, chúng tôi thực hiện được 200 mẫu nghiên cứu.
2.1. Xác định tỉ lệ người đến khám và nằm viện có xét nghiệm Glucose máu:
2.1.1. Kết quả khảo sát các đối tượng theo giới tính, nhóm tuổi:
Hình 6.1. Phân loại đối tượng khảo sát theo giới tính.
Nhận xét: Trong 200 mẫu nghiến cứu có 110 người nam chiếm tỉ lệ 55% và 90 người nữ chiếm tỉ lệ 45%.
Bảng 2.1. Phân loại đối tượng khảo sát theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi | Số người | Tỉ lệ % |
30 - 35 | 37 | 18,5 |
36 - 40 | 35 | 17,5 |
41 - 45 | 46 | 23 |
46 - 50 | 82 | 41 |
% và sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ý nghĩa thống kê (P = 0,02)
2.1.2. Kết quả khảo sát các đối tượng theo Dân tộc:
Dân Tộc | [Glucose máu](mmol/l) Bình thường | [Glucose máu](mmol/l) Tăng |
Kinh | 90 (45%) | 28 (14%) |
Khơmer | 64 (32%) | 18(9%) |
2.1.3. Kết quả về chỉ số BMI:
Bảng 2.2. Phân loại đối tượng khảo sát theo BMI:
Phân loại BMI | Số lượng | Tỉ lệ % |
Gầy (<18) | 0 | 0 |
Bình thường (18 – <23) | 48 | 24 |
Thừa cân (23 - 30) | 118 | 59 |
Béo phì (> 30) | 34 | 17 |
2.2.Xác định mối liên quan giữa tăng Glucose máu với các yếu tố: Tuổi, giới, chỉ số BMI, nghề nghiệp, chế độ ăn của bệnh nhân.
2.2.1. Số người có chỉ số Glucose máu:
Bảng 2.3. Nồng độ glucose:
[Glucose máu] (mmol/l) | Tần số | Tỷ lệ |
Tăng | 46 | 23% |
Bình Thường | 154 | 77% |
Tổng số | 200 | 100% |
2.2.2. Mối liên quan giữa nồng độ Glucose máu với các yếu tố:
Bảng 2.4. Mối liên quan giữa giới tính với tăng Glucose máu:
Giới | [Glucose máu] tăng (%) | [Glucose máu] bình thường (%) | p | OR |
Nam | 36 (18%) | 74 (37%) | P = 0,64 | 0,94 |
Nữ | 10 (5%) | 80 (40%) |
Bảng 2.5. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với tăng Glucose máu:
Nhóm tuổi | [Glucose máu] Tăng (%) |
[Glucose máu] bình thường (%) | OR | P |
30 - 35 | 3 (1,5%) | 34 (17%) | 0,64 | 0,04 |
36 - 40 | 3 (1,5%) | 33(16,5%) | 0,97 | 0,03 |
41 - 45 | 12 (6%) | 34 (17%) | 1,04 | 0,02 |
46 - 50 | 28 (14,5%) | 53(26,5%) | 1,12 | 0,01 |
Nhận xét: Trong 200 mẫu nghiên cứu, nhóm tuổi 46-50 số người có khả năng mắc bệnh nhiều hơn (OR =1,12) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P = 0,01)
Bảng 2.6. Mối liên quan giữa tăng Glucose máu với nghề nghiệp:
Nghề nghiệp |
[Glucose máu] | OR | P | |
Tăng (%) | Bình thường (%) | |||
Công nhân viên chức | 31(15,5%) | 102(51%) | 1,14 | 0,01 |
Công nhân | 4(2%) | 33(16,5%) | 0,97 | 0,03 |
Nông dân | 3(1,5%) | 3(1,5%) | 0,64 | 0,03 |
Khác | 8(4%) | 16(8%) | 1,02 | 0,02 |
Bảng 2.7. Mối liên quan giữa tăng Glucose máu với BMI:
BMI | [Glucose] tăng (%) | [Glucose] bình thường (%) | OR | P |
Gầy (<18) | 0 | 0 | ||
Bình thường (18 -<23) | 2 (1%) | 46 (23%) | 0,97 | 0,6 |
Thừa cân (23 - 30) | 29 (14,5%) | 89 (44,5%) | 1,04 | 0,02 |
Béo phì (> 30) | 15 (7,5%) | 19 (9,5%) | 1,12 | 0,01 |
Bảng 2.8. Mối liên quan giữa tăng Glucose với chế độ ăn giàu Protid, Lipid, Glucid:
Chế độ ăn giàu của bệnh nhân | [Glucose] tăng (%) | [Glucose] bình thường (%) | p |
Dùng thường Lipid | 19 (9,5%) | 29 (14,5%) | 0,400 |
Dùng thường Glucid | 16 (8%) | 96 (48%) | |
Dùng thường Protid | 11 (5,5%) | 29 (14,5%) |
Bảng 2.9. Mối tương quan giữa người thường xuyên vận động và nồng độ Glucose máu:
Bệnh nhân | [Glucose] tăng (%) | [Glucose] bình thường (%) | OR | P |
Thường xuyên vận động | 17(8,5%) | 75(37,5%) | 0,87 | 0,03 |
Không thường xuyên vận động | 29(14,5%) | 79(39,5%) | 1,14 | |
Tổng cộng | 46(23%) | 154(77%) |
(14,5%) cao hơn những người thường xuyên vận động (8,5%) và có khả năng mắc bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,03
Chương 3: BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung:
* Giới:
Trong khảo sát trên, đối tương nam (110 trường hợp) nhiều hơn nữ (90 trường hợp), nhưng chênh lệch không nhiều nên kết quả khảo sát liên quan đến giới tính ít ảnh hưởng.
* Tuổi:
Đối tượng khảo sát là cán bộ công chức, công dân, nông dân nên lứa tuổi khu trú trong khoảng 30- 45, nhóm tuổi 46 -50 chiếm nhiều nhất (41%).
* Kết quả khảo sát các đối tượng theo Dân tộc:
Trong 200 mẫu nghiên cứu người dân tộc Kinh có [Glucose máu] cao hơn người dân tộc Khơmer, điều này chứng tỏ người dân tộc Khơmer có nồng độ Glucose máu thấp do trong cuộc sống họ và người kinh thì có thể nói lao động thì như nhau nhưng khác biệt ở đây là chế độ ăn uống hằng ngày, cung cấp dinh dưỡng hằng ngày không nhiều chất Glucid, Protid, Lipid nên đây cũng có thể là nguyên nhân không tăng đường huyết ờ dân tộc Khơmer.
3.2. Chỉ số BMI
Kết quả cho thấy tỉ lệ thừa cân khá cao (59%), béo phì (17%), tập trung ở nam giới. Vì vậy cần quan tâm dinh dưỡng, nên ăn uống đủ chất cân đối, luyện tập thể dục, bảo đảm hài hòa hai mặt, vừa bảo đảm sức khỏe cho công tác, vừa tránh thừa cân, béo phì.
3.3. Về chỉ số Glucose máu:
Nồng độ Glucose máu trung bình trong khảo sát trên ở:
* Nồng độ Glucose máu BT: 5,15 ± 1,25 (mmol/l).
* Nồng độ Glucose máu cao: 8,54 ± 1,52 (mmol/l).
Điều này phù hợp với các khảo sát trước đây, nồng độ nồng độ Glucose máu trung bình này nằm trong mức cho phép mà giáo sư Đỗ Đình Hồ đưa ra.
Trong khảo sát trên, nhóm tuổi tăng nồng độ Glucose máu nhiều nhất là 46-50, điều này cũng phù hợp, vì sau 45 tuổi các bệnh lý khác kèm theo, mức độ lọc của cầu thận giảm đi làm tăng nguy cơ Glucose máu.
3.4. Sự liên quan giữa nồng độ Glucose máu và BMI:
Trong khảo sát thừa cân, béo phì có liên quan (làm tăng) nồng độ Glucose máu. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Thừa cân, béo phì được chứng minh là yếu tố nguy cơ quan trọng làm tăng nồng độ Glucose máu (tăng sàn xuất, giảm đào thải) [1],[2].
3.5. Sự liên quan giữa nồng độ Glucose máu với chế độ ăn giàu Protid, Lipid, Glucid:
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, ở những người có chế độ ăn giàu lipid có 19 người [Glucose] máu (9,5%) cao hơn ở những người có chế độ ăn Protid và Glucid. Liệu pháp Dinh dưỡng Y học dành cho các bệnh nhân đái
nhằm mục đích cải thiện sức khỏe với việc chọn lựa các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, dẫn đến giảm cân hay duy trì cân nặng khỏe mạnh, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân. Nhu cầu của từng cá nhân dựa trên tình trạng bệnh tật, thể trạng, sở thích các nhân và văn hóa ẩm thực, lối sống và quan điểm. là nhằm phòng ngừa hay làm chậm khởi phát bệnh đái tháo đường, kiểm soát bệnh đái tháo đường hiện tại và giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh đái tháo đường bằng cách đạt được và duy trì lối sống sinh hoạt cho phù hợp..
3.6. Mối tương quan giữa người thường xuyên vận động và nồng độ Glucose máu:
Những người không thường xuyên vận động có [Glucose] máu cao hơn những người thường xuyên vận động.
Do dư thừa Calo, mất đi sự cân đối calo với hoạt động của cơ thể gây tình trạng kháng insulin. Khi nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cơ thể mà không có chế độ vận động hợp lý sẽ tác động tới tuyến tụy và gây áp lực ép tuyến tụy phải sản xuất insulin, trong thời gian dài tuyến tụy sẽ suy yếu và mất dần đi khả năng sản xuất insulin gây nên bệnh tiểu đường.
Tập luyện thường xuyên giúp cải thiện kiểm soát glucose trong máu, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, góp phần làm giảm cân, và cải thiện tình trạng sức khỏe. Hơn nữa, tập luyện thường xuyên có thể phòng ngừa đái tháo đường tuýp 2 ở những người có nguy cơ cao.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ở 200 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh biên từ 18/10/2015 đến 07/11/2015 , chúng tôi có kết luận sau :
1. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ glucose máu tăng là 23% , trong đó nam là 18% và nữ là 5%.
2. Một số yếu tố liên quan với bệnh nhân có nồng độ glucose máu tăng với p<0,05 gồm có:
- Nhóm tuổi: Bệnh nhân ở nhóm tuổi 46-50 có nồng độ glucose máu tăng cao so với hơn các nhóm < 46 tuổi với OR=1,12 ; p= 0,01
- Nhóm nghề nghiệp: nhóm Công nhân viên chức có nồng độ Glucose máu tăng cao hơn nhóm Công nhân, Nông dân với OR=1,14; p=0,01
- Chỉ số BMI: Người thừa cân, béo phì có nồng độ glucse máu tăng cao hơn nhóm người có chỉ số BMI bình thường với OR=1,12; p=0,01
- Sự vận động: Người không thường xuyên vận động có nồng độ Glucse máu tăng cao hơn người không thường xuyên vận động với OR=1,14; p=0,03
Chưa tìm thấy sự liên quan giữa giới tính; chế độ ăn giàu gluxit, Lipit, Protit với sự tăng nồng glucose máu ở đối tượng nghiên cứu (với p>0,05)
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu ở 200 bệnh nhân đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Tịnh biên từ 18/10/2015 đến 07/11/2015, cho thấy nồng độ Glucose máu tăng chiếm 23 %. Từ đó, Khoa xin kiến nghị với Ban Giám đốc Bệnh viện cũng như lãnh đạo các khoa, phòng nên tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và cả thân nhân bệnh nhân đi đến khám và điều trị tại bệnh viên về những vấn đề có nguy cơ gây tăng Glucose máu và có hướng điều chỉnh ngay trong cuộc sống về nếp sống sinh hoạt hằng ngày như hạn chế thức ăn có nhiều chất Lipid, Glucid hay Protid vì những chất này có thể có nguy cơ gây tăng Glucose máu. Mặc khác, việc rèn luyện vận động thân thể cũng phần nào giúp hạn chế sự tăng Glucose máu.
Chính vì thế, công tác GDSK cũng là phần tất yếu nhằm giúp cho người dân tầm soát Glucose máu. Công tác GDSK này nên đưa lên bản tin bệnh viên hàng tuần cho người dân hiểu và có các phòng ngừa có hiệu quả cao.
Tài liệu Tham khảo
1 – Nguyễn Văn Lành (2014), Thực trạng bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường của người khmer ở Tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp
2 – Bế Thu Hà (2009), Thực bệnh ĐTĐ diều trị tại BVĐK tỉnh Bắc Cạn
3 - Trương ngọc Dương, Nguyễn Thị Hoàn, Trần Xuân Trường, Trịnh Thanh Hùng (2009), Nghiên cứu nồng độ insulinvà C, peptid, IAA và insulin ở 93 bệnh nhân tiểu đường type I
4 – GS. TS. Trần Đức Thọ - Chủ tịch hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam nghiên cứu : “Đái tháo đường thai phụ và bệnh khổng lồ ở thai nhi” (2005)
Tài liệu internet:
1- “ Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa về bệnh Đái tháo Đường” của PGS. TS Tạ Văn Bình trên
2 - Báo cáo y học: "Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao- đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc" của Trần Văn Hiên và Tạ Văn Bình trên 3 – “Chẩn đoán và điều trị đái tháo đường trong thai kỳ” trên trang
3 – Đái Tháo Đường và kiến thức cơ bản trong xét nghiệm trên trang www.suckhoeloisong.vn
Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương
Nguồn tin: benhvientinhbien.vn