Tai xỉu md5 - Sic Bo trực tuyến có thể được đổi thành tiền thật

Khảo Sát Kiến Thức Của Điều Dưỡng-Nữ Hộ Sinh Về Công Tác Khử Khuẩn-Tiệt Khuẩn Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tịnh Biên Năm 2015

Chủ nhiệm đề tài: Lê thị Kim Hoa.
 
Thực hiện: Kha Kim Phượng

TÓM TẮT:
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh có kiến thức chung đúng về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Huyện Tịnh Biên năm 2015.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
Kết quả: Kiến thức chung của Điều dưỡng, nữ hộ sinh về công tác khử khuẩn 34%. Hiểu biết về tiệt khuẩn cao nhất (86%), khử khuẩn 60% và khử nhiễm là  38%. Kết quả hiểu biết về phân loại dụng cụ y tế để xử lý cho phù hợp chỉ có 55%.  
Kết luận: cần đẩy mạnh công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong Bệnh viện.

I.  ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tái sử dụng các dụng cụ trong chăm sóc và điều trị tại các cở khám chữa bệnh là việc làm thường quy trong các Bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng này nếu không được tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
Nhiễm khuẩn Bệnh viện là một trong những thách thức và là mối quan tâm hàng đầu  trong ngành Y tế tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Những nghiên cứu về vấn đề này cho thấy nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh và chi phí điều trị. Trong đó khử khuẩn, tiệt khuẩn có vai trò rất quan trọng vì khử khuẩn, tiệt khuẩn quyết định đến sự an toàn cho người bệnh và sự thành công trong chăm sóc, điều trị.   
Để đáp ứng với tính cấp thiết của vấn đề này nên ngày 27 tháng 9 năm 2012, Bộ Y tế có ban hành Quyết định 3671/ QĐ- BYT  hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm giúp hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ sai sót trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Các nghiên cứu liên quan kiến thức khử khuẩn, tiệt khuẩn của Điều dưỡng, nữ hộ sinh là rất cần thiết. Việc khảo sát, đánh giá kiến thức về khử khuẩn tiệt khuẩn trong Bệnh viện giúp cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn nâng cao. 
Theo kết quả nghiên cứu của CN. Ngô thị Ngọc Bích và Bs Tạ văn Trầm – Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy - Tiền Giang năm 2008. Kết quả: Kiến thức hiểu biết về công tác tiệt khuẩn dụng cụ của Điều dưỡng là 90,1%, khử khuẩn là 54,9%. Qui trình khử khuẩn là 67,6%, tiệt khuẩn 73,2%. Kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2006  thì kiến thức chung đạt 26,92%.
Từ trước đến nay, tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Tịnh Biên chưa có đề tài nào nghiên cứu kiến thức Điều dưỡng, Nữ hộ sinh đối với công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn. 
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Khảo sát Kiến thức khử khuẩn, tiệt khuẩn của Điều dưỡng, Nữ hộ sinh tại Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015 ”

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

 1.  Xác định tỷ lệ Điều dưỡng, Nữ hộ sinh có kiến thức chung đúng về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Huyện Tịnh Biên năm 2015.
 2.  Tìm hiểu một số yếu tố liên quan với kiến thức chung đúng của Điều dưỡng, Nữ hộ sinh về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn.
  II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả Điều dưỡng, Nữ hộ sinh trực tiếp chăm sóc người bệnh  tại BVĐK Tịnh Biên năm 2015.
1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu:
- Tất cả Điều dưỡng, Nữ hộ sinh đang công tác tại các khoa Lâm sàng, cận lâm sàng trong toàn Bệnh viện.
1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
Sinh viên thực tập, ĐD, NHS làm thí công, NVYT có thời gian công tác dưới 6 tháng.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1 Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
2.2. Cỡ mẫu:    
Chọn mẫu tất cả các ĐD - NHS tại Bệnh viện Đa khoa Huyện Tịnh Biên.
2.3 Phương pháp chọn mẫu: Kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện.
2.4 Nội dung nghiên cứu: 
2.4.1. Khảo sát đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 
- Nhóm tuổi: ≤ 30 tuổi ; > 30 tuổi.
- Giới tính: Nam và Nữ
- Chức danh:  Điều dưỡng (cử nhân và trung học), Nữ hộ sinh.
Địa điểm nghiên cứu: các khoa Lâm sàng , Cận Lâm sàng trong Bệnh viện.
 2.4.2. Khảo sát kiến thức đúng của  đối tượng nghiên cứu:
- Đánh giá kiến thức của ĐD - NHS đối với công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn.
 2.4.3 Khảo sát một số yếu tố liên quan:  giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với kiến thức chung đúng về khử khuẩn, tiệt khuẩn :
- Khảo sát xem có sự khác biệt về tỷ lệ kiến thức chung đúng giữa các nhóm tuổi, giới tính nam và nữ, chức danh:  Điều dưỡng, Nữ hộ sinh .
2.5. Thu thập số liệu:
 2.5.1 Công cụ nghiên cứu:
- Công cụ thu thập thông tin bằng phiếu phỏng vấn gồm hai phần:
Phần A. Thu thập về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
Phần B. Thu thập về kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu gồm 17 câu, đánh số từ B1 đến B17, được thiết kế bằng bộ câu hỏi và có 3 kết quả trả lời được mã hóa các biến theo thứ tự là số 1,2,3 mỗi câu chỉ có một câu đúng,cứ mỗi câu đúng cho 1 điểm. Người được phỏng vấn tự đọc câu hỏi và đánh vào phiếu ( bằng cách khoanh tròn vào câu chọn để trả lời), chỉ chọn một kết quả để trả lời. 
2.5.2 Tiêu chuẩn đánh giá:
Đánh giá kiến thức đúng (đạt) bằng bộ câu hỏi gồm 17 câu:
 + Kiến thức chung đúng (đạt): Khi trả lời đúng đạt từ 75% của tổng  số 17 câu khảo sát, tương ứng đạt từ 12,75 điểm trở lên.
 +Kiên thức chung chưa đúng (đạt): khi trả lời có số điểm đạt dưới 12,75 điểm.  
2.5.3  Phương pháp thu thập:
Thu thập dữ liệu bằng cách cho đối tượng nghiên cứu chọn  câu đúng  trong bộ câu hỏi.
Phương pháp tiến hành:
- Thời điểm khảo sát : tiến hành tại các khoa vào giờ hành chánh, không thông báo trước.
- Thực hiện khảo sát: nhân viên khoa KSNK đã được hướng dẫn khảo sát đến khoa có đủ điều kiện chọn mẫu tiến hành khảo sát . 
 2.6. Xử lý số liệu:
Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS18.0.
 3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 20 tháng 5 năm 2015 đến 20 tháng 7 năm 2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Tất cả các khoa Lâm sàng, Cận Lâm sàng trong Bệnh viện.
 4. Đạo đức trong nghiên cứu:
- Khi khảo sát phải tôn trọng người được khảo sát. Nhận xét kết quả trung thực khách quan. Các thông tin thu thập được giữ bí mật.
- Đề tài thực hiện khi được Hội đồng nghiệm thu Bệnh viện đa khoa đồng ý cho thực hiện. 
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 
Bảng 1. Khảo sát theo nhóm tuổi:
Nhóm tuổi Tần số Tỷ lệ (%)
≤30 tuổi 15 30
>30 tuổi 35 70
Tổng cộng 50 100
            * Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm tuổi >30 hơn gấp đôi nhóm tuổi  ≤30.
Bảng 2.Khảo sát theo giới của đối tượng nghiên cứu:
Giới tính Tần số Tỷ lệ (%)
Nam 13 26
Nữ 37 74
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Nhóm nữ chiếm tỷ lệ gần gấp 3 lần nhóm nam.
Bảng 3: Khảo sát về chức danh của đối tượng nghiên cứu:     
Chức danh Tần số Tỷ lệ (%)
ĐD, NHS trung cấp 41 82
ĐD, NHS đại học 9 18
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Chức danh ĐD, NHS trung cấp chiếm tỷ lệ hơn gấp 4 lần ĐD, NHS đại học.
Bảng 4 Hiểu biết về định nghĩa khử nhiễm là:«loại bỏ hoàn toàn các chất ngoại lai ra khỏi dụng cụ »
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
Đúng 19 38
Chưa đúng 31 62
Tổng cộng 50 100
  * Nhận xét:  Tỷ lệ hiểu đúng về định nghĩa khử nhiễm còn thấp  hơn tỷ lệ hiểu chưa đúng.
Bảng 5. Hiểu biết về định nghĩa Khử khuẩn:« Loại bỏ hầu hết tất cả các vi khuẩn gây bệnh khỏi dụng cụ trừ nha bào »
  Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 30 60
Chưa đúng 20 40
Tổng cộng 50 100
  * Nhận xét: Tỷ lệ hiểu đúng về định nghĩa khử khuẩn cao hơn tỷ lệ hiểu chưa đúng.
Bảng 6. Hiểu biết về định nghĩa tiệt khuẩn: « Loại bỏ tất cả các vi khuẩn gây bệnh kể cả nha bào »
  Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 43 86
Chưa đúng 7 14
Tổng cộng 50 100
  * Nhận xét: Tỷ lệ hiểu đúng về định nghĩa tiệt khuẩn cao hơn gấp nhiều lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng.
Bảng 7.Hiểu biết về dụng cụ cần tiệt khuẩn là: Bộ dụng cụ thay băng
  Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 21 42
Chưa đúng 29 58
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về dụng cụ cần tiệt khuẩn thấp hơn tỷ lệ hiểu chưa đúng. 

Bảng 8.Hiểu biết về phương pháp tiệt khuẩn là hấp ướt ở nhiệt độ 121C trong 30 phút (có thể thay đổi từ 15-30 phút tùy vào kích thước chất liệu gói dụng cụ).
  Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 40 80
Chưa đúng 10 20
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về phương pháp tiệt khuẩn cao hơn gấp 4 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng. 
Bảng  9.Hiểu biết nhóm yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tiệt khuẩn hơi nước là: thời gian, nhiệt độ, áp suất.
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 35 70
Chưa đúng 15 30
Tổng cộng 50 100
*Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng nhóm yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình tiệt khuẩn bằng hơi nước cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ hiểu chưa đúng

Bảng 10.Hiểu biết thời gian ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2,55% : trong 10 giờ thì được gọi là tiệt khuẩn.
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 12 24
Chưa đúng 38 76
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về thời gian tiệt khuẩn khi ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2,55% thấp hơn 3 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng.

Bảng 11.Hiểu biết mức độ khử khuẩn đối với mặt nạ khí dung là “ khử khuẩn mức độ cao”
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 29 58
Chưa đúng 21 42
Tổng cộng 50 100
  * Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về dụng cụ cần khử khuẩn mức độ cao,  cao hơn tỷ lệ hiểu chưa đúng. 

Bảng 12.Hiểu biết mức độ khử khuẩn đối với ống nội soi là “khử khuẩn mức độ cao”
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 25 50
Chưa đúng 25 50
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng và chưa đúng về dụng cụ cần khử khuẩn mức độ cao đối với ống nội soi bằng nhau.
Bảng  13.Hiểu biết phương pháp xử lý đối với kéo phẩu thuật gọi là “tiệt khuẩn”
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 37 74
Chưa đúng 13 26
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng phương pháp xử lý đối với kéo phẩu thuật gọi là “tiệt khuẩn” cao hơn gần gấp 3 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng. 
Bảng 14.Hiểu biết phương pháp xử lý đối với Đèn nội khí quản gọi là “ khử khuẩn mức độ cao”
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 26 52
Chưa đúng 24 48
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng và chưa đúng về phương pháp xử lý đối với đèn nội khí quản gần bằng nhau.   
Bảng 15.Hiểu biết thời gian ngâm khử nhiễm dụng cụ trong dung dịch Presept 0,014% là “ 15 phút ”
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 36 72
Chưa đúng 14 28
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về thời gian ngâm khử nhiễm dụng cụ trong dung dịch Presept 0,014% cao hơn 2,5 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng.
Bảng 16.Hiểu biết thời gian khử khuẩn bậc cao sử dụng lại ngay thì ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehuyde 2,55%, tối thiểu là “ 20 phút”.
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 31 62
Chưa đúng 19 38
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về thời gian khử khuẩn bậc cao khi ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2,55% để sử dụng lại ngay cao hơn gấp 1,5 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng.

Bảng 17.Hiểu biết thời gian khử khuẩn bậc cao đóng gói bảo quản thì ngâm dụng trong dung dịch Glutaraldehuyde 2,55%, tối thiểu là “ 01 giờ ”.
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 40 80
Chưa đúng 10 20
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về thời gian khử khuẩn bậc cao khi ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2,55% để đóng gói bảo quản cao hơn gấp 4 lần so với tỷ lệ hiểu chưa đúng.

Bảng 18.Hiểu biết dung dịch Cidex 145,sau hoạt hóa, thời gian sử dụng là“2 tuần”:
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 30 60
Chưa đúng 20 40
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về thời gian sử dụng dung dịch Cidex 145 sau khi hoạt hóa cao hơn 1,5 lần so với chưa đúng.
Bảng 19.Nguyên tắc lựa chọn hóa chất khử khuẩn:“tác dụng nhanh, phổ kháng khuẩn rộng , không bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ,xà phòng,chất tẩy rửa khác”
 Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 45 90
Chưa đúng 5 10
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về nguyên tắc lựa chọn hóa chất khử khuẩn cao hơn gấp 9 lần so với hiểu chưa đúng.
Bảng 20 Hiểu biết  dùng Alcool để rửa tay nhanh, nồng độ tốt nhất là “ 70 o
Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)
 Đúng 43 86
Chưa đúng 7 14
Tổng cộng 50 100
* Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết đúng về nồng độ Alcool để rửa tay nhanh cao hơn gấp 6 lần so với hiểu chưa đúng.
 2. Tỷ lệ ĐD, NHS có kiến thức chung đúng về khử khuẩn - tiệt khuẩn : 
   Bảng 21. Kiến thức chung đúng về khử khuẩn - tiệt khuẩn:
Kiến thức chung
về khử khuẩn- tiệt khuẩn
Tần số Tỷ lệ
 Đạt ( Đúng) 17 34 %
Chưa đạt  ( chưa đúng ) 33 66 %
Tổng cộng:
50 100 %
* Nhận xét:  Tỷ lệ kiến thức chung đúng đạt tiêu chuẩn đưa ra (75%) là: 34% 
3.Sự liên quan giữa Điều dưỡng với kiến thức chung đúng về khử khuẩn,tiệt khuẩn:
Bảng 22.  Sự liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức chung đúng:
Nhóm tuối Kiến thức chung đúng Tổng cộng OR,  x2 KTC 95% p
Đạt Chưa đạt
<30 tuổi 5
33.3%
10
66.7%
15
100%
OR= 0.958
KTC 95%
( 0.266- 3.448)
0.948
> 30 tuổi 12
34.3%
23
65.7%
35
100%
Tổng cộng 17
34.0%
33
66.0%
50
100%
* Nhận xét:  Tỷ  lệ đạt kiến thức chung đúng hai nhóm tuổi gần bằng nhau và không có ý nghĩa thống kê với p= 0.948.
 Bảng 23. Sự liên quan giữa giới tính với kiến thức chung đúng.
Nhóm tuối Kiến thức chung đúng Tổng cộng OR,  x2
KTC 95%
p
Đạt Chưa đạt
Nam 3
23.1%
10
76.9%
13
100%
OR = 0.934
KTC 95%
( 0.115- 2.104 )
0.499
Nữ 14
37.8%
23
62.2%
37
100%
Tổng cộng 17
34%
33
66.0%
50
100%
* Nhận xét:  Tỷ lệ đạt kiến thức chung đúng giữa nam và nữ :  p = 0.499  không có ý nghĩa thống kê không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 24. Sự liên quan giữa chức danh với kiến thức chung đúng.
Chức danh Kiến thức chung đúng Tổng cộng OR,  Л2
KTC 95%
p
Đạt Chưa đạt
ĐD, NHS ĐH 14
34.1%
27
65.9%
41
100%
OR = 1.037
KTC 95%
( 0.225- 4.784 )
1.00
ĐD, NHS TH 3
33.3 %
6
66.7 %
9
100%
Tổng cộng 17
34.%
33
66%
50
100%
* Nhận xét: Tỷ lệ đạt kiến thức chung đúng giữa ĐD, NHS Đại học và ĐD, NHS trung học : p = 1.00.  Không có ý nghĩa thống kê.
IV. BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được một vài vấn đề sau:
 * Đặc điểm đối tượng: 
Đội ngũ điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên có tỷ lệ theo nhóm tuổi >30
( 70%) gấp đôi nhóm tuổi ≤30 (30%),  khác biệt so với sự trẻ hóa của Điều dưỡng theo nghiên cứu của BV Nguyễn Tri Phương với 62,94% nhóm tuổi ≤30. Tỷ lệ ĐD nữ ( 74%) cao hơn tỷ lệ cao hơn tỷ lệ ĐD nam (26%), tỷ lệ này phù hợp với thực tế từ trước đến nay trong lựa chọn nghề Điều dưỡng của nữ giới và tương tự với kết quả nghiên cứu của Tạ văn Trầm : ĐD nam ( 18,3%), ĐD nữ ( 81,5 %).
Tỷ lệ ĐDTH hơn gấp 4 lần ĐDĐH tỷ lệ phù hợp với thực tế của ngành hiện nay.  
* Kiến thức về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn: 
 Hiểu biết về tiệt khuẩn cao nhất (86%), khử khuẩn 60% và khử nhiễm là  38%. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu của BVĐK Cai Lậy, hiểu biết về tiệt khuẩn 90,1% và khử khuẩn 54, 9%.
Kết quả hiểu biết về phân loại dụng cụ y tế để xử lý cho phù hợp thì chỉ có 55%  ĐD phân loại và xử trí đúng các loại dụng cụ. Tuy nhiên vẫn cao hơn  kết quả của nghiên cứu BVĐK Cai Lậy (45 %) và BV Nguyễn Tri Phương(50%). Điều này cho thấy ĐD Bệnh viện Tịnh Biên  chưa thành thạo trong việc phân biệt dụng cụ để  xử lý đúng quy định cũng là tình hình chung  trong các nghiên cứu về khử khuẩn, tiệt khuẩn khác.
Hiểu biết về phương pháp tiệt khuẩn (80%) thấp hơn BVĐK Cai Lậy (94,4%) và khử khuẩn  ( 62,2%)  thấp hơn BVĐK Cai Lậy ( 67,6 %). 
Lựa chọn hóa chất khử khuẩn đạt 90%, cao hơn BV Nguyễn Tri Phương (6,64%). Chọn lựa đúng nồng độ cồn đạt 86%. Điều này cho thấy có 90% ĐD lựa chọn đúng nồng độ hóa chất.
* Kiến thức chung đúng của ĐD-NHS tại BV Tịnh Biên chỉ đạyt được 34% , cao hơn BV Nguyễn Tri Phương ( 26,92%). Cho thấy đây cũng là tình trạng chung của ngành hiện nay vì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn mới mẻ nên chưa được quan tâm theo chiều sâu.
*  Sự liên quan giữa kiến thức chung đúng về khử khuẩn, tiệt khuẩn và đối tượng nghiên cứu đa số các phân tích đều không có ý nghĩa thống kê với P > 0,05.
* Cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ cũng là một hạn chế của đề tài chúng tôi.
KẾT LUẬN
 Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy:
- Kiến thức chung của Điều dưỡng, nữ hộ sinh về công tác khử khuẩn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh, chỉ có 34%. Trong đó:
+ Kiến thức về công tác tiệt khuẩn cao hơn kiến thức khử khuẩn và khử nhiễm dụng cụ y tế.
+ Hiểu biết về phân loại dụng cụ y tế để xử lý cho phù hợp chưa cao ( 55%)
+ Trong nguyên tắc lựa chọn hóa chất khử khuẩn có được 90% ĐD-NHS có kiến thức đúng.  
+ Nhân viên Bệnh viện hiểu rõ và chọn lựa đúng nồng độ cồn để rửa tay nhanh.
KIẾN NGHỊ
- Bệnh viện hỗ trợ cho Khoa KSNK và các khoa có điều kiện củng cố kiến thức KSNK, bằng cách tổ chức các lớp học, huấn luyện tại khoa những kỹ năng thực hành về nhận biết và xử lý dụng cụ, cung cấp tài liệu về kiểm soát nhiễm khuẩn, tham quan học hỏi……
- Cung cấp, bố trí đầy đủ phương tiện cho các khoa thực hiện khử nhiễm tại khoa.
- Các khoa quán triệt, khuyến khích nhân viên thực hiện tốt chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện ban hành.
- Tài liệu tham khảo:
1. Thông tư số 18/ 2009/ TT-BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở Y tế.
2. Tài liệu Hướng dẫn Quy trình Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Tập I.
3. Giáo trình Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện. NXBYH-2011 của TS.Bs Lê thị Anh Thư.
4. Tài liệu Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn ( Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ).
5. Nghiên cứu Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy - Tiền Giang năm 2008.
6. Nghiên cứu Kiến thức, thái độ thực hành về xử lý y dụng cụ sau sử dụng của điều dưỡng ( Bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2006). 

Tác giả bài viết: Đinh Thị Mỹ Phương

Nguồn tin: benhvientinhbien.vn