Trong cuộc sống, bệnh tật luôn gieo cho con người những nổi cô đơn, đớn đau và tuyệt vọng. Những bất trắc trong cuộc sống như thiên tai, địch họa cũng luôn rình rập và đe dọa mạng sống con người. Vì vậy, ở mổi quốc gia, mổi thời đại; sứ mệnh cao cả mà thầy thuốc mang trong mình luôn được tôn vinh. Bởi họ ngày đêm tận tụy chăm lo sức khỏe cho mọi người.
Thầy thuốc là nghề đặc biệt, đảm nhận công việc phức tạp, vất vã và trách nhiệm nặng nề. Đây là một nghề nghiệp đặc thù, gắn với tình trạng sức khoẻ và tính mạng của con người. Khi làm nhiệm vụ thì hết sức khẩn trương để giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu người bệnh. Khi lao động thì trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp của quy luật sinh lý con người. Họ luôn tiếp xúc với bệnh tật, sự lây nhiễm; sự độc hại của hóa chất, chất thải cũng như cực nhọc, căng thẳng. Thầy thuốc làm công tác dự phòng thì chăm lo sức khỏe cho người lao động; tổ chức quản lý, điều hành hoạt động mạng lưới y tế cơ sở; thực hiện các chương trình Y tế quốc gia; đãm nhiệm phòng chống dịch bệnh, vận động phong trào vệ sinh yêu nước; phòng bệnh; thể dục, thể thao bằng các giải pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức để người dân tự nâng cao sức khỏe. Họ cũng gặp không ít nguy cơ lây nhiều bệnh dịch nguy hiểm trong quá trình thực thi nhiệm vụ như: Lao, HIV, cúm gia cầm... và nhiều bệnh tật khác nữa. Thầy thuốc luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe không bình thường. Bởi người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt, phản ứng phức tạp và dễ có những hành vi đôi khi không đúng mức.
Ngày nay, trong Y khoa đã có những bước tiến dài trong cuộc chiến đấu phòng chống lại bệnh tật. Có như vậy, nhờ các thầy thuốc không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện năng lực chuyên môn; không ngừng tu dưỡng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Từ đó đã góp phần thắng lợi trong khống chế dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn như: Cúm A, SARS, TCM.. . Trong bệnh viện, đã có nhiều chứng bệnh nguy hiểm được áp dụng kỹ thuật cao và điều trị có hiệu quả. Trang sử vàng Y khoa Việt Nam vẫn còn chói lọi những cống hiến to lớn của Giáo sư Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng… hay tấm gương hy sinh của Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Đặng Thùy Trâm. Học tập theo gương đó, ngày nay các thầy thuốc thể hiện bằng hành động cụ thể ở đời thường như: hiến máu nhân đạo mà không nhận thù lao, giúp đở bệnh nhân nghèo, tổ chức khám bệnh và cấp thuốc vùng sâu, xa; gặp thiên tai, lủ lụt và sẳn sàng nhận công tác ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc… mà không ngại khổ, ngại khó.
Tuy nhiên, nền Y học vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, cần dày công nghiên cứu thêm. Do đó, trong chuyên môn không phải lúc nào người thầy thuốc cũng tiên lượng, đánh giá hết được mọi vấn đề. Bên cạnh đó những tai biến về nghề nghiệp luôn rình rập, dù thầy thuốc cố gắng hạn chế thấp nhất những rủi ro. Công bằng mà nói, ngành nghề nào cũng có xảy ra sai sót; ngành Y tế cũng không ngoại lệ. Biết rằng còn ở đâu đó, có người than phiền về Y đức của thầy thuốc; sự thiếu kỹ năng giao tiếp của một vài cơ sở Y tế. Nhưng đừng vì “con sâu bỏ rầu nồi canh” hãy “gạn đục khơi trong”; chứ đừng phản ứng quá mức đối với nghề Y, đối với thầy thuốc. Thay vì cùng nhau khắc phục hậu quả, thì các thầy thuốc lại bị chưởi bới, đe dọa, thậm trí bị hành hung. Dù rằng khi bệnh, người ta dễ bị tổn thương về thể chất, tinh thần và lo lắng cho tình trạng bệnh tật của mình; nhưng đừng để xảy ra những hành vi không đáng có. Bên cạnh đó, ở thời đại bùng nổ thông tin, nếu việc đưa thông tin về chuyên môn thiếu khách quan, thiếu thiện cảm sẽ tạo ra cho xã hội những bức xúc, phản ứng thái quá. Đó là tạo sức ép nặng nề cho thầy thuốc.
Trong nhiều thập kỷ qua, các thầy thuốc đã có những đóng góp và hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội; tiêu biểu là 10 thành tựu mà Bộ Y tế vừa công bố đạt được trong năm 2016. Nhưng chúng ta đã đang vả sẽ đối mặt một gánh nặng với 03 loại bệnh tật chính: các bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiểm, tai nạn và chấn thương. Do vậy, xã hội cần quan tâm, chia sẻ nhiều hơn nữa để giúp đội ngũ thầy thuốc có sự đổi mới, sáng tạo trong công việc; nâng cao Y đức và chất lượng khám chữa bệnh. Bên cạnh đó phải kể đến sự phấn đấu của mổi bản thân người làm công tác Y tế. Đây là những điều kiện tiên quyết để ngành Y làm tốt trách nhiệm Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó và sự thể hiện thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Lương Y như từ mẫu”. Phải biết vượt qua cuộc sống, vượt qua chính mình, hết lòng với nghề để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngày nay, trong Y khoa đã có những bước tiến dài trong cuộc chiến đấu phòng chống lại bệnh tật. Có như vậy, nhờ các thầy thuốc không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện năng lực chuyên môn; không ngừng tu dưỡng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Từ đó đã góp phần thắng lợi trong khống chế dịch bệnh, không để xảy ra dịch lớn như: Cúm A, SARS, TCM.. . Trong bệnh viện, đã có nhiều chứng bệnh nguy hiểm được áp dụng kỹ thuật cao và điều trị có hiệu quả. Trang sử vàng Y khoa Việt Nam vẫn còn chói lọi những cống hiến to lớn của Giáo sư Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng… hay tấm gương hy sinh của Bác sĩ Đặng Văn Ngữ, Đặng Thùy Trâm. Học tập theo gương đó, ngày nay các thầy thuốc thể hiện bằng hành động cụ thể ở đời thường như: hiến máu nhân đạo mà không nhận thù lao, giúp đở bệnh nhân nghèo, tổ chức khám bệnh và cấp thuốc vùng sâu, xa; gặp thiên tai, lủ lụt và sẳn sàng nhận công tác ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc… mà không ngại khổ, ngại khó.
Tuy nhiên, nền Y học vẫn còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, cần dày công nghiên cứu thêm. Do đó, trong chuyên môn không phải lúc nào người thầy thuốc cũng tiên lượng, đánh giá hết được mọi vấn đề. Bên cạnh đó những tai biến về nghề nghiệp luôn rình rập, dù thầy thuốc cố gắng hạn chế thấp nhất những rủi ro. Công bằng mà nói, ngành nghề nào cũng có xảy ra sai sót; ngành Y tế cũng không ngoại lệ. Biết rằng còn ở đâu đó, có người than phiền về Y đức của thầy thuốc; sự thiếu kỹ năng giao tiếp của một vài cơ sở Y tế. Nhưng đừng vì “con sâu bỏ rầu nồi canh” hãy “gạn đục khơi trong”; chứ đừng phản ứng quá mức đối với nghề Y, đối với thầy thuốc. Thay vì cùng nhau khắc phục hậu quả, thì các thầy thuốc lại bị chưởi bới, đe dọa, thậm trí bị hành hung. Dù rằng khi bệnh, người ta dễ bị tổn thương về thể chất, tinh thần và lo lắng cho tình trạng bệnh tật của mình; nhưng đừng để xảy ra những hành vi không đáng có. Bên cạnh đó, ở thời đại bùng nổ thông tin, nếu việc đưa thông tin về chuyên môn thiếu khách quan, thiếu thiện cảm sẽ tạo ra cho xã hội những bức xúc, phản ứng thái quá. Đó là tạo sức ép nặng nề cho thầy thuốc.
Trong nhiều thập kỷ qua, các thầy thuốc đã có những đóng góp và hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội; tiêu biểu là 10 thành tựu mà Bộ Y tế vừa công bố đạt được trong năm 2016. Nhưng chúng ta đã đang vả sẽ đối mặt một gánh nặng với 03 loại bệnh tật chính: các bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiểm, tai nạn và chấn thương. Do vậy, xã hội cần quan tâm, chia sẻ nhiều hơn nữa để giúp đội ngũ thầy thuốc có sự đổi mới, sáng tạo trong công việc; nâng cao Y đức và chất lượng khám chữa bệnh. Bên cạnh đó phải kể đến sự phấn đấu của mổi bản thân người làm công tác Y tế. Đây là những điều kiện tiên quyết để ngành Y làm tốt trách nhiệm Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó và sự thể hiện thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Lương Y như từ mẫu”. Phải biết vượt qua cuộc sống, vượt qua chính mình, hết lòng với nghề để hoàn thành nhiệm vụ.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Thời
Nguồn tin: Phòng KH-NV-TTYT Tịnh Biên